Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Nhằm giúp các em học tốt Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức dưới đây là bài phân tích hay nhất, ngắn gọn do Trạm văn học biên soạn. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, cùng tham khảo bài viết của Trạm văn học dưới đây nhé.
Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện
- Chi tiết kỳ ảo
- Xây dựng nhân vật tương phản đối lập để làm rõ tính cách, làm rõ tính chất thiện- ác của nhân vật
- Chi tiết kỳ ảo cuối truyện
- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, cách viết linh hoạt giữa thế giới thực và thế giới kỳ ảo
Phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (150 chữ)
Mẫu 1
Nghệ thuật kết hợp giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của nhà văn Nguyễn Dữ góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật không chỉ đến từ những giá trị nhân văn mà còn nhờ vào những yếu tố nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của truyện. Nghệ thuật kết hợp linh hoạt giữa yếu tố thực và thế giới kỳ ảo mang đến cho người đọc giá trị sâu sắc về cuộc sống. Hành động Tử Văn đốt đền, nơi cư trú của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi- địch thủ xâm lăng nước ta cho thấy sự mạnh mẽ, gan dạ, dám đứng lên bảo vệ lẽ phải. Việc gặp hồn ma họ Thôi nơi cõi âm vương tối tăm là chi tiết sáng tạo đầy huyền bí. Tác phẩm truyền đạt đến chúng ta ý nghĩa sâu sắc về sự sống và cái chết, về cái thiện luôn chiến thắng cái ác, về con người ở bất cứ cõi nào cũng cần phải hành xử đúng chuẩn mực. Tóm lại “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” không chỉ giáo dục về cách sống, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc đậm chất văn hóa và triết học để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả.
Mẫu 2
Có nhiều yếu tố tạo nên sực hấp dẫn của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên như nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, các chi tiết kì ảo được đan xen khéo léo, hiệu quả. Thêm vào đó, nét đặc sắc của truyện còn nằm ở việc xây dựng tuyến nhân vật thiện – ác tương phản đối lập nhau rõ ràng. Nhân vật Ngô Tử Văn tuy chỉ là người phàm nhưng dũng cảm có tấm lòng hành thiện trượng nghĩa, bình tĩnh trước mọi biến cố xảy đến, khi cần thưa chuyện thì nói năng mạch lạc, chứng cứ rõ ràng, không hề chịu lép vế trước tên giặc họ Thôi. Trái lại hồn ma tên tướng giặc thì có phép thuật, mạnh hơn Tử Văn, thế nhưng lại làm việc ác, giả nhân giả nghĩa, nói dối trắng trợn, cuối cùng đành chịu đuối lý trước sự vạch trần mạnh mẽ, thẳng thắn của Ngô Tử Văn. Đọc truyện ta có thể thấy tính chất thiện-ác của nhân vật được bộc lộ một cách rõ ràng qua lời nói, hành động, cùng với nội tâm (Ngô Tử Văn), điều đó giúp độc giả có một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về các nhân vật.
Mẫu 3
Truyện Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên được trích từ tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Điểm độc đáo làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo trong văn bản được thể hiện qua cuộc nói chuyện của Tử Văn với người đội mũ trụ và thần Thổ công. Chi tiết kì ảo này đóng vai trò bản lề để giúp Tử Văn thoát khỏi cuộc đấu tranh dưới cõi âm. Đồng thời, cho thấy được tính cách khẳng khái, thái độ ngang tàng, không chút sợ hãi trước lời thách thức, đe dọa của Tử Văn trước tên đầu đội mũ trụ. Chi tiết không chỉ tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm mà còn lôi cuốn người đọc. Chi tiết kì ảo là một trong những yếu tố đặc trưng của tác phẩm nói riêng và tập truyện “Truyền kì mạn lục” nói chung.
Mẫu 4
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác giả đã viết rất thực, rất hay về một thế giới tâm linh kì ảo – đó là chốn Âm Phủ. Đó là cách để nhà văn gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội thời bấy giờ, thông qua lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên tư, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn sự dối trá càn bậy như thế, huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục thì những mối tệ còn nói sao hết được!”. Câu nói đã cho thấy việc những kẻ có cường quyền trong xã hội chia bè kéo phái làm hại dân lành, phản ánh cuộc sống bất công, cực khổ của nhân dân và bộ mặt dối trá của những kẻ làm quan, làm tướng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
Mẫu 5
Câu chuyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là câu chuyện về sự chiến thắng của chính nghĩa trước cái ác, nói lên lòng dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Văn Tử. Yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện nằm ở cuộc đối đáp của Ngô Văn Tự khi rời xa cõi trần gian để xuống nơi địa ngục giành lại lẽ phải với Diêm Vương. Ngô Văn Tự là một người dũng cảm,”vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”khi anh dám đốt đền thiêng để giải thoát cho Thổ Công khỏi sự đày đọa của tên viên tướng bại trận Bắc Triều.NHờ lời dặn dò của Thổ Công và lí lẽ tài tình lời nói cứng cỏi, không chịu nhún nhường của mình, Ngô Văn Tự đã bóc mẽ được sự sảo trá, hung tàn của viên tướng Bắc Triều,khiến tên viên tướng khiếp sợ và nhận sự trừng phạt thích đáng, giành lại trật sự và sự yên bình của vùng thôn quê. Qua đó, ta thấy được tấm gương về con người chính trực, không màng lợi ích của bản thân mà giúp đỡ người khác hết mình, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau. Đồng thời lên án hiện thực xã hội đương thời đầy dãy tham ô, tiếp tay cho cái ác, khẳng định hết cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác dù gặp hoàn cảnh nào đi chăng nữa.