Mẫu 1
“Đi lấy mật” nằm trong chương 9, tuyển tập Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, chương truyện này kể về hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của hai cha con. Hành trình đầy gian nan, nguy hiểm này được tái hiện một cách chân thực và tràn ngập tình phụ tử, đặc biệt, em ấn tượng nhất chi tiết: “tía nuôi của mình hiện lên là một người cha luôn yêu thương và quan tâm con cái, không cần quay lại, chỉ cần nghe “tôi” thở thôi cũng cảm nhận được cậu đang mệt và cần được nghỉ ngơi”. Giống bao người cha khác, cha của nhân vật “tôi” rất thấu hiểu và thương con của mình, ông nhận hết phần gánh nặng, để con mình được tự do thoải mái khám phá. Phải yêu, phải thương đến bao nhiêu, người ta mới có thể “nghe thấy tiếng thở là hiểu”? Chi tiết tinh tế này đã giúp người đọc mường tượng được hình ảnh một người cha lanh lợi, thạo việc, giàu năng lượng và ấm áp, là bờ tựa vững chắc cho “tôi” vững bước trên quá trình trưởng thành và khám phá của mình.
Mẫu 2
Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc trò chuyện giữa người má nuôi và An. Má nuôi đã giảng cho An nghe về cách gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, rồi mới gác kèo. Cách gác kèo cũng thật khó, và kì công. Lời giải thích rất cụ thể, chi tiết giúp cho An hiểu được công việc lấy mật không hề đơn giản, mà đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức mới làm được. Từ đó, người đọc cũng hiểu hơn về công việc của người dân ở vùng đất U Minh.
Mẫu 3
Đoạn trích “Đi lấy mật” có nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở đầu tác phẩm. Cảnh núi rừng hiện dưới con mắt của An thật sống động, chân thực. Một buổi sáng, đất rừng vô cùng yên tĩnh. Trời trong hòa cùng bầu không khí mát lạnh với hơi nước của sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và không khí thảo mộc thở ra từ trong bình minh. Những tia sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tram rung rung, điều đó đã khiến nhân vật An nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Đọc những câu văn miêu tả này, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, tươi mát và tràn đầy sức sống.
Mẫu 4
Hình ảnh người dân vùng U Minh lấy nhánh tràm làm gác kèo và chọn vùng đất tốt để nuôi ong mật là hình ảnh mà em thấy thích nhất trong đoạn trích “Đi lấy mật”. Với những quan sát tường tận cùng sự tỉ mỉ trong công việc, họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khi làm nghề nuôi ong. Họ biết tận dụng những thứ mà thiên nhiên ban tặng để làm giàu đẹp cho chính cuộc sống của gia đình. Không làm tổ ong từ vại bằng đồng hay đất nung như người La Mã, người Mễ Tây Cơ thường sử dụng, người dân đất rừng chọn những nhánh tràm để gác kèo nuôi ong. Làm xong kèo, họ lại chú tâm trong việc chọn vùng rừng tốt để thu hút được nhiều ong đến làm tổ nhất. Vùng được chọn để gác nhất định phải là những chỗ “ấm”, không bị gió thổi thẳng vào mà còn phải ít khi có người qua lại. Sự khác biệt trong cách nuôi ong lấy mật so với lời thầy giáo dạy nhân vật An đã cho ta những hiểu biết sâu sắc của nhà văn Đoàn Giỏi khi vẽ nên bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động tươi đẹp nơi đất rừng phương Nam.
Mẫu 5
Đoạn trích “Đi lấy mật” nằm trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi có rất nhiều chi tiết thú vị. Nhưng đối với em, em ấn tượng nhất với chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An trong đầu tác phẩm. Đó là một buổi sáng với đất trời vô cùng yên tĩnh. Trời trong hòa cùng bầu không khí mát lạnh với hơi nước của sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và không khí thảo mộc thở ra từ trong bình minh. Những tia sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tram rung rung, điều đó đã khiến nhân vật An nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Đọc những câu văn miêu tả đó, em hình dung ra khung cảnh thiên nhiên đất rừng phương Nam vô cùng rộng lớn, tươi đẹp và ngập tràn sức sống cho một ngày mới.