Bài thơ Con chim chiền chiện Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn tìm hiểu Bài thơ Con chim chiền chiện Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.

1. Tác giả Huy Cận

– Tìm hiểu tác hiểu tác Huy Cận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Văn bản Con chim chiền chiện in năm 2004 trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.

3. Tóm tắt văn bản Con chim chiền chiện

Văn bản Con chim chiền chiện xoay quanh hình ảnh con chim chiền chiện, được tự do ca hát, bay lượn trong một không gian rộng lớn, đồng thời đó là những cảnh tượng thanh bình, hơn hết còn là biểu tượng cho cuộc sống ấm no hạnh phúc

Bài thơ Con chim chiền chiện Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo - Ảnh 1

4. Bố cục bài Con chim chiền chiện

Con chim chiền chiện có bố cục gồm 2 phần

– Phần 1: Hai khổ đầu: Chim chiền chiện bay giữa khung cảnh đồng lúa cao rộng

– Phần 2: Còn lại: Tiếng hót đẹp của chim chiền chiện

5. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

– Bài thơ nói về những chú chim chiền chiện với tiếng hót tỏng voi báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân. Đồng thời ca ngợi cuộc sống bình yên, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam

  • Giá trị nghệ thuật

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh

– Cách ngắt nhịp 2/2, 3/1 linh hoạt

6. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Trả lời:

– Bài thơ sử dụng vần chân cách quãng: vợi – chói – nói – mỏi – hót – trời, sữa – chứa,….

– Sử dụng nhịp thơ 2/2 với giọng điệu nhẹ nhàng, tạo giọng điệu thanh thoát và mềm mại.

→ Hiệu quả nghệ thuật: Bài thơ sử dụng vần và nhịp để tạo ra âm nhạc lãng mạn, giúp độc giả cảm nhận được không khí nhẹ nhàng và tràn ngập yêu thương trong tác phẩm.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

Trả lời

– Hình ảnh “Chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời”

– Từ ngữ đặc biệt: “Chỉ” nhấn mạnh tiếng hót; “Làm xanh da trời” nhấn mạnh giá trị và ý nghĩa đặc biệt của tiếng hót.

– Nội dung, ý nghĩa: Tiếng hót làm cho bầu trời trở nên xanh đẹp hơn, tạo nên một bức tranh thanh bình và tươi mới cho quê hương.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Trả lời:

– Sử dụng biện pháp nhân hoá (gọi chim, tròn bụng sữa…)

→ Tạo ra hình ảnh sinh động, gần gũi với động vật và thiên nhiên, nhấn mạnh sự thân thiết và giao thoa giữa con người và tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

Trả lời:

– Từ ngữ và hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: “yêu mến”, “vui bối rối”, “chan chứa”, “tưng bừng”.

– Cảm xúc là sự yêu thương, niềm hân hoan trước vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt là những hòa quyện với thiên nhiên quê hương.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

– Tác giả muốn truyền đạt thông điệp về sự giao hòa, tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên. Chim chiền chiện và tiếng hót của nó trở thành biểu tượng cho sự hòa quyện, sự tươi mới và bình yên của quê hương. Đồng thời tác giả muốn khuyến khích người đọc hãy trải lòng để sẵn sàng đón nhận và tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên cũng như gìn giữ những giá trị truyền thống.

7. Sơ đồ tư duy bài thơ Con chim chiền chiện 

Sơ đồ tư duy bài thơ Con Chim chiền chiện