Hướng dẫn tìm hiểu Bài thơ Gò Me Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.
1. Tác giả Hoàng Tố Nguyên
– Tìm hiểu tác giả Hoàng Tố Nguyên
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 – thời kì đất nước bị chia cắt.
3. Bố cục Bài thơ Gò Me
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ
+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me
+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả
4. Tóm tắt bài thơ Gò Me
– Bài thơ Gò Me nói lên tấm lòng thương nhớ quê hương và những anh dũng của tác giả. Quê hương Gò Me xuất hiện đã phần nào xoa dịu những những bức của khung cảnh nắng nóng của thời tiết. Tác giả – một người con của mảnh đất Nam Bộ đã cho người đọc thấy được những thứ hồn hậu, chất phác của người dân Nam Bộ.
5. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
– Qua những dòng hồi tưởng của tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương tác giả – Gò Me. Qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc.
- Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật tả cảnh độc đáo
– Thành công trong khắc họa nỗi nhớ của tác giả
– Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm
6. Soạn bài thơ Gò Me
Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Những chi tiết nào trong bài thơ “Gò Me” giúp hình dung cảnh sắc của quê hương Gò Me?
Trả lời
– Trong bài thơ “Gò Me,” những chi tiết như “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”; “âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía”; cùng với những hình ảnh như “con đê cát đỏ, ao làng trăng tắm, lúa chói rực, vườn mía lao xao”. Giúp độc giả hình dung được những cảnh sắc bình dị, thân thiện và phong phú của quê hương Gò Me.
Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Những chi tiết miêu tả về người dân Gò Me trong bài thơ mang lại cho em ấn tượng gì?
Trả lời
– Chi tiết miêu tả về người dân Gò Me như “Má núng đồng tiền duyên dáng”; “Say sưa, cần cù trong công việc”; “Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ”; “Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim”. Những chi tiết đó nhằm nhấn mạnh ấn tượng về những người con chất phác, hiền hòa và đầy tình thương, qua đó tôn vinh hình ảnh về văn hóa và tâm hồn của người dân Gò Me.
Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Câu hò được dẫn lại trong bài thơ Gò Me mang đến ấn tượng gì về văn hóa và tình cảm của người dân nơi đây?
Trả lời
– Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò trong bài thơ Gò Me cho thấy đây là một vùng đất giàu văn hóa dân gian, người dân nơi đây không chỉ sống nghĩa tình mà còn mang trong mình tình yêu nghệ thuật và truyền thống văn hóa. Câu hò là biểu tượng của sự gắn bó với những người con Gò Me.
Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Em thích những hình ảnh nào trong bài thơ “Gò Me” và vì sao?
Trả lời
– Em thích những hình ảnh như “con đê cát đỏ, ao làng trăng tắm, lúa chói rực, vườn mía lao xao” và “cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo”. Bởi vì những hình ảnh này tạo ra cảm giác gần gũi và thân thiện, phù hợp với cuộc sống giản dị của con người Gò Me. Những khung cảnh như vậy khiến em cảm thấy được hòa mình vào mảnh đất thân thương, được ôm ấp bởi thiên nhiên và con người nơi đây.
Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Tình cảm của tác giả đối với quê hương và đất nước được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Trả lời
– Với việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me, cũng như sử dụng các từ ngữ và hình ảnh biểu tượng như “Quê tôi đó” đã cho độc giả thấy được những tình cảm, sự yêu mến, gắn bó và niềm tự hào đối với quê hương Gò Me trong tâm trí của tác giả. Không những vậy những cảm nhận tinh tế của tác giả đã tạo nên một bức tranh tình cảm sâu sắc, tình yêu quê hương và lòng tự hào về nơi mình sinh ra.
Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Nêu tên một số tác phẩm khác mà em đã học có cách đặt nhan đề tương tự như “Gò Me.”
Trả lời
– Một số tác phẩm khác có cách đặt nhan đề tương tự như “Gò Me” có thể là “Việt Bắc” (thơ) của Tố Hữu, “Đất Cà Mau” (truyện ngắn) của Mai Văn Tạo, “Vàm Cỏ Đông” (thơ) của Hoài Vũ, “Cô Tô” (Kí) của Nguyễn Tuân.