Đề bài: Bài thơ “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều đã gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống?
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
HỆ THỐNG Ý CHÍNH
1. Giải thích
Tiếng vọng trong bài thơ được gợi ra từ chi tiết “những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ/ tiếng lăn như đả lờ trên ngàn”, thể hiện nỗi ám ảnh của nhân vật “tôi” cùng nỗi ân hận khôn nguôi.
→ Đó là tiếng vọng của lương tâm, của tâm hồn. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đồng thời đã gửi gắm thông điệp về sự thức tỉnh của thiện – ác trong tâm. Con người sống cần có tình yêu thương và lòng nhân ái.
2. Bàn luận
Lối sống vô tâm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể cứu vẫn
+ Nguyên nhân và biểu hiện: Cuộc sống đang không ngừng phát triển, lối sống vội vã và việc coi trọng vật chất đã khiến con người tự giết chết tâm hồn của chính mình. Nhiều người chỉ quan tâm lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự thấu hiểu đối với bất hạnh, khổ đau của kẻ khác. Đôi khi ta nhìn thấy hoàn cảnh của người khác, nhưng lại dè chừng việc giúp họ, chỉ bởi sợ bản thân liên luy, phiền phức vì nghĩ đó không phải trách nhiệm của mình.
+ Hậu quả:
Sự vô tâm khiến “tính người” trong mỗi cá nhân dần bị chai sạn trước nỗi đau của đồng loại, thậm chí vì lợi ích mà bất chấp vi phạm những chuẩn mực đạo đức.
Vô tâm như bức tường đá, ngăn cách người với người, khiến họ ngày càng hoài nghi, tách biệt nhau và chỉ biết sống cho lợi ích của riêng mình.
Với xã hội, sự vô tâm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển hoặc phát triển không đồng đều. Bởi khi con người
không biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nghĩ cho nhau thì sẽ chẳng bao giờ có sự đoàn kết cùng nhau đi lên trong xã hội.
Sức mạnh của tình yêu thương và lòng nhân ái trong cuộc sống
+ Tình yêu thương sinh ra để con người nhớ về những ngày cô đơn tựa vầng hào quang ánh lên sau một buổi chiều giông bão, như chiếc áo ấm vo trọn lấy tấm thân ta khi trời chuyển đông giá lạnh.
+ Tiếng vọng của tình yêu thương khiến những trái tim băng giá nhất cũng phải rung lên, nó nhắc nhở con người phải biết cách sống tử tế, bởi ai cũng cần sự ấm áp tỏa lan trong cuộc đời.
+ Lòng nhân ái không có biên giới, sống vì người khác, con người sẽ làm được những điều phi thường, sống có trách nhiệm và quảng đại hơn.
2. Dẫn chứng chứng minh:
Thế giới có mẹ Teresa, cả đời cống hiến cho trẻ em nghèo và bệnh tật ở đất Châu Phi. Ở Việt Nam có làng trẻ em SOS Quy Nhơn với 13 bà mẹ vĩ đại. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi.
3. Mở rộng
+ Tình yêu thương cũng cần phải đặt đúng người, đúng chỗ để tránh bị lợi dụng. + Yêu thương không chỉ trong tương quan với người khác, tình yêu thương với chính bản thân mình cũng đặc biệt quan trọng. Bởi khi biết yêu thương chính mình ta mới biết yêu thương người khác và yêu thương đúng cách.
4. Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức:
Tác hại của lối sống vô cảm trong cuộc sống Tầm quan trọng của sống trong tỉnh thức và tình yêu thương
+ Hành động:
Sống có cống hiến, trách nhiệm với cộng đồng
Biết quan tâm những người xung quanh trong từng hành động nhỏ nhất
BÀI MẪU
“Họ nhảy xuống
Từ những tầng nhà rực lửa
một người, hai người, và tiếp nữa
cao hơn, thấp hơn…”
Ngày 11/09/2001, hai phi cơ của nhóm không tặc lao giữa bầu trời, cắt ngang Tòa Tháp đôi tại Manhattan. Hàng ngàn con người đã rơi, lửa bốc cháy và máu nhuốm rực đỏ bầu trời New York. Wisława Szymborska đã viết về thảm họa khủng bố như thế, nhưng có đơn thuần chỉ là diễn tả cái chết hay không? Văn chương dùng nỗi đau của con người và nâng nó lên trở thành những tiếng hát vô biên, bộc lộ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Tôi nhớ đến “Tiếng vọng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và những bài học nhân sinh sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm, đan cài.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh chim sẻ nhỏ bé trong đêm mưa bão đã không ngừng đập cửa để cầu cứu sự viện trợ từ con người. Tiếng vọng trong bài thơ được gợi ra từ chi tiết “những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ/ tiếng lăn như đá lô trên ngàn”, thể hiện nỗi ám ảnh của nhân vật “tôi” cùng nỗi ân hận khôn nguôi. Đó là tiếng vọng của lương tâm, của tâm hồn. Mượn cách nói hình ảnh và câu chuyện đầy day dứt, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã muốn gửi gắm thông điệp về sự thức tỉnh của thiện – ác trong tâm. Con người sống cần có tình yêu thương và lòng nhân ái.
Virginia Woolf từng viết: “Bên rìa của mọi đau khổ đều có vài kẻ ngồi quan sát và chỉ trỏ.” Trước những tội nghiệp, đáng thương, ngay cả khi nghe cánh chim đập cửa, con người vẫn thản nhiên tận hưởng sự thoải mái, dễ chịu trong trong sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt. Thế mới thấy, sự vô tâm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không thể cứu vãn. Cuộc sống đang không ngừng phát triển, lối sống vội vã và việc coi trọng vật chất đã khiến con người tự giết chết tâm hồn của chính mình. Nhiều người chỉ quan tâm lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự thấu hiểu đối với bất hạnh, khổ đau của kẻ khác. Đôi khi ta nhìn thấy hoàn cảnh của người khác, nhưng lại dè chừng việc giúp họ, chỉ bởi sợ bản thân liên luy, phiền phức vì nghĩ đó không phải trách nhiệm của mình.
Sự vô tâm khiến “tính người” trong mỗi cá nhân dẩn bị chai sạn trước nỗi đau của đồng loại, thậm chí vì lợi ích mà bất chấp vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Vô tâm như bức tường đá, ngăn cách người với người, khiến họ ngày càng hoài nghi, tách biệt nhau và chỉ biết sống cho lợi ích của riêng mình. Con người là những tế bào của xã hội, rồi cộng đồng, đất nước sẽ ra sao nếu từng cá nhân đang ngày càng tách biệt và không có sự kết nối? Thế giới sẽ trở nên thật tổi tệ, nếu con người ta vì sự “thiệt thân” nhỏ mọn mà lựa chọn giải pháp an toàn. Điều đáng sợ không nằm ở hành động của kẻ ác mà chính là sự im lặng của những người tốt, như Napoléon Bonaparte, người lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Pháp, từng nói: “Thế giới trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt”.
Sự khác biệt giữa con người và những cỗ máy có chăng nằm ở tấm long nhân ái, ở tình yêu thương? Nó sinh ra để con người nhớ về những ngày cô đơn tựa vầng hào quang ánh lên sau một buổi chiều giông bão, như chiếc áo ấm vo trọn lấy tấm thân ta khi trời chuyển đông giá lạnh. Tiếng vọng của tình yêu thương khiến những trái tim băng giá nhất cũng phải rung lên, nó nhắc nhở con người phải biết cách sống tử tế, bởi ai cũng cần sự ấm áp tỏa lan trong cuộc đời. Lòng nhân ái không có biên giới, sống vì người khác, con người sẽ làm được những điều phi thường, sống có trách nhiệm và quảng đại hơn. Có những ngày mịt mờ, tối tăm, có những bước chân lầm đường, lạc lối đã tìm thấy chốn để trở về nhờ có tình yêu thương. Thế giới có mẹ Teresa, cả đời cống hiến cho trẻ em nghèo và bệnh tật ở đất Châu Phi. Ở Việt Nam có làng trẻ em SOS Quy Nhơn với 13 bà mẹ vĩ đại. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Đứng trước những “tiếng vọng” của những mảnh đời khó khăn, họ đã dùng tấm lòng bao dung, tình người để cứu vớt những “con chim sẻ nhỏ”.
Tình yêu thương cũng cần phải đặt đúng người, đúng chỗ để tránh bị lợi dụng. Yêu thương không chỉ trong tương quan với người khác, tình yêu thương với chính bản thân mình cũng đặc biệt quan trọng. Bởi khi biết yêu thương chính mình ta mới biết yêu thương người khác và yêu thương đúng cách. Đời người như nước chảy hoa trôi, chỉ có tình yêu là thứ ở lại. Vì thế, mỗi cá nhân ngoài nhận thức sâu sắc tác hại của lối sống vô cảm, tầm quan trọng của tình yêu thương, cần biết cống hiến, biết cho đi, biết quan tâm những người xung quanh trong từng hành động nhỏ nhất.
Những người nông dân vẫn truyền miệng với nhau về câu chuyện của cỏ lùng và lúa tốt, rằng đến một lúc nào đó, lúc được đem đi thu hoạch, cất vào kho, còn cô lùng, người ta đem đi đốt. Cô lùng và lúa tốt luôn nằm lại trong tim mỗi người và đong đưa mỗi ngày giữa vòng xoáy của thiện ác phân tranh. Người với trái tim thiện lương và tấm lòng bao dung, dù giữa đám cỏ lùng vây bủa, vẫn có thể được phát hiện và trở nên rực rỡ. Con người ta liệu có thể thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, liệu trái tim có thể thảnh thơi khi thấy giống loài mình đang đau đớn? Kỳ thực, ta không phải là những kẻ máu lạnh, thiếu vắng tình yêu thương con người.