Bật mí những Nguyên tắc cơ bản để viết Văn không bao giờ bị điểm thấp

Bình chọn

Bạn đang gặp khó khăn vè ý tưởng, trình bày khi viết một bài văn? Đừng lo, dưới đây Tramvanhoc sẽ Bật mí những Nguyên tắc cơ bản để viết Văn không bao giờ bị điểm thấp áp dụng cho tất cả các dạng đề. Cùng theo dõi nhé!

1. Về cách trình bày

+ Sau mỗi câu hãy cách ra một dòng, mục đích để hack được dòng và trông bài thi được gọn gàng, dễ nhìn hơn.

+ Kẻ lề, căn chỉnh lề khi làm bài văn.

+ Bài thi cần sạch sẽ, không sử dụng bút xóa, nếu viết sai chỉ cần gạch chân hoặc gạch chéo (vd chính)

+ Ít nhất phải viết được 2 tờ giấy thi.

2. Về cách trả lời

– Đảm bảo lỗi chính tả, ngữ pháp (Lỗi viết hoa, lỗi viết tắt, dùng số, lỗi dấu câu và các lỗi âm vị)

* Đối với phần đọc hiểu

+ Trả lời có đầy đủ chủ – vị ngữ, lời dẫn khi trả lời câu hỏi

Bật mí những Nguyên tắc cơ bản để viết Văn không bao giờ bị điểm thấp

Ví dụ:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?

– Cách trả lời gây mất thiện cảm: Nghị luận

– Cách trả lời tạo ấn tượng cho giáo viên: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận.

Câu 2: Anh chị có đồng tình với ý kiến “…” của tác giả không? Vì sao?

– Cách trả lời gây mất thiện cảm: Đồng tình, vì …

– Cách trả lời tạo ấn tượng cho giáo viên: Em đồng tình với ý kiến “…” của tác giả, vì…

+ Hai câu đầu tiên trong phần đọc hiểu là dạng nhận biết, HS chỉ cần đọc kĩ ngữ liệu (tuy nhiên HS cần thận trọng khi trả lời, bởi mất điểm ở hai câu đầu tiên bài văn sẽ không đạt điểm cao)

+ Hai câu cuối là dạng vận dụng HS cần nắm cơ bản/ vững kiến thức tiếng Việt để vận dụng trả lời.

* Đối với phần viết văn

Bài viết càng dài sẽ càng gây ấn tượng cao (tuy nhiên cần đảm bảo nội dung không bị lan man, lạc đề)

Đoạn văn, bài văn cần đảm bảo bố cục 3 phần: mở đoạn/ bài, thân đoạn/ bài, kết đoạn/ bài.

– Phần viết NLXH

+ Xác định đúng dạng đề NLXH

+ Sử dụng đầy đủ các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, phản đề (khá, giỏi), liên hệ.

+ Sử dụng dẫn chứng mới mẻ, nóng hổi, mang tính thời sự.

– Phần viết NLVH

+ Hãy chuẩn bị cho mình 1 mẫu mở kết bài chung, hoặc mẫu mở kết bài cho từng dạng đề.

+ Không cần học thuộc quá nhiều ví dụ, lí luận văn học nếu không hiểu.

+ Hãy để các luận điểm chính lên đầu câu để giáo viên chấm có thể thấy được ý đúng của bạn.

3. Về thời gian

– Cân đối thời gian hợp lí

+ Đọc hiểu: 15’

+ NLXH: 20’(25’ đối với thi THPTQG)

+ NLVH: 55’ (80’ đối với thi THPTQG)