Trong một đề thi môn Ngữ Văn, có lẽ phần Đọc hiểu là phần dễ đạt điểm tối đa nhất. Thế nhưng nhiều bạn lại gặp bế tắc không biết cách trả lời sao để ăn trọn điểm phần này. Hãy để Tramvanhoc mách bạn một số Bí kíp ăn trọn điểm phần Đọc hiểu dưới đây
I. Cấu trúc phần đọc hiểu
Câu 1 (0,5đ): Nhận biết (Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ, ngôi kể, điểm nhìn, …)
Câu 2 (0,5đ): Nhận biết (Lọc tìm từ VB: Nêu nội dung, đặt nhan đề, theo tác giả)
Câu 2 (1đ): Thông hiểu (Phân tích 1 vấn đề trong văn bản/ vấn đề nghệ thuật)
Câu 3 (1đ): Thông hiểu (Phân tích 1 vấn đề trong văn bản/ vấn đề nội dung)
Câu 4 (1đ): Vận dụng (Nêu, lí giải quan điểm cá nhân, nêu thông điệp rút ra từ ngữ liệu)
II. Các bước làm phần đọc hiểu
Bước 1: Đọc câu hỏi NLXH (ở 1 số đề bài yêu cầu nghị luận xã hội chính là thông điệp chính của ngữ liệu)
Bước 2: Đọc nhan đề, nguồn trích dẫn
Bước 3: Đọc câu hỏi Đọc hiểu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, chú ý trích dẫn in nghiêng
Bước 4: Đọc VB gạch chân những từ khóa (lặp lại), hình ảnh chi tiết quan trọng.
Bước 5: Trả lời câu hỏi.
* Lưu ý khi làm bài:
1.Về hình thức: Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu,
2. Về nội dung:
– Trả lời trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý, đúng trọng tâm
– Trả lời đúng thứ tự, theo ý của câu hỏi.
– Không trả lời trống không, không viết dài, không gạch xóa, không bỏ ý, không ghi bổ sung.
– Khi trả lời câu hỏi có thể gạch đầu dòng.
3. Về thời gian:
– Chỉ dùng khoảng 15 phút làm đọc hiểu.
III. Bí kíp làm phần đọc hiểu
– Phương thức biểu đạt:
+ Thơ: Biểu cảm
+ Truyện: Tự sự
+ Đánh giá, bàn luận: Nghị luận
+ Giới thiệu, phương pháp: Thuyết minh
– Biện pháp tu từ
+ B1: Chỉ ra biện pháp tu từ
+ B2: Nêu hiệu quả nghệ thuật chung đó là làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn … ngôn từ mang giai điệu (tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng, mạnh mẽ, …)
+ B3: Nêu ra hiệu quả nghệ thuật riêng đó là nhấn mạnh vào hình ảnh, tư tưởng và tình cảm.
+ B4: Nêu thái độ của tác giả và thông điệp gửi đến người đọc.
– Anh/chị hiểu ý kiến nhận định câu văn trên như thế nào?
+ B1: Nêu nội dung định nghĩa của từ khóa.
+ B2: Nêu nội cung của toàn bộ câu văn.
+ B3: Nêu thái độ của tác giả và lời khuyên, thông điệp muốn gửi gắm đến độc giả.
– Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên hay không?
+ B1: Đưa ra ý kiến đồng tình/không đồng tình
+ B2: Đưa ra ít nhất 02 lí do giải thích với lựa chọn đồng tình/không đồng tình.
+ B3: Đưa ra một ý kiến phản đề, mở rộng nội dung.