Các nhà văn, nhà thơ đã quá quen thuộc với chúng ta bằng những nghệ danh, những tên gọi,… Vậy có những cách gọi khác về tác giả giúp bài văn trở nên sinh động hơn không? Hãy cùng Tramvanhoc đi tìm hiểu Cách gọi tên tác giả trong bài văn nghị luận để bài văn hay hơn nhé!
Nhà văn Tô Hoài
- Nhà văn của mọi lứa tuổi
- Cây đại thụ của nền văn học Việt Nam
- “Người thơ khâu” của mảnh đất Tây Bắc
- Nhà văn của phong tục, tập quán
Nhà văn Kim Lân
- Nhà văn của nông thôn Việt Nam
- Cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam
- Cha đẻ của đồng ruộng
Nhà thơ Xuân Quỳnh
- Nữ hoàng của thi ca và tình yêu
- Nữ sĩ của tình yêu thời đại mới
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Người đàn ông yêu nước mình
- Nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Người lao động nghệ thuật nghiêm túc
Nhà thơ Quang Dũng
- Người nghệ sĩ tài hoa
- Thi sĩ xứ Đoài mây trắng
- Một sắc thơ áo lính
Nhà văn Nguyễn Minh Châu
- Người tiền trạm đổi mới hay người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam sau 1975
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ
- Người tiên phong cho văn học đổi mới, đặc biệt ở thể loại kịch
- Người chắp bút những tác phẩm sống mãi với thời gian
- Nhà thơ khao khát hòa bình
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Người lập ngôn cho văn hóa Huế
- Người thả hoài niệm vào dòng sông
- Người thổi hồn vào kí
- Nhà văn của những dòng sông
Nhà văn Nguyễn Tuân
- Ông vua tùy bút
- Người suốt đời đi tìm cái đẹp vĩnh hằng
- Người thợ kim hoàn của ngôn từ