Cảm nhận tác phẩm Cõi lá

Cõi lá là một thiên tản văn ngắn gọn nhưng rất giàu ý nghĩa của nhà văn – hoạ sĩ Đỗ Phấn. Dù cầm bút sáng tác không phải là sở trường của ông nhưng những tác phẩm của Đỗ Phấn vẫn gây rung động trong tâm hồn người đọc. Hãy cùng Cảm nhận tác phẩm Cõi lá của ông để thấy được nét đẹp của tác phẩm này nhé.

Dàn ý Cảm nhận tác phẩm Cõi lá 

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Đỗ Phấn:

+ Ông sinh năm 1956, quê quán Hà Nội

+ Bút pháp đầy màu sắc, nhẹ nhàng và đầy tinh tế

+ Những tác phẩm của ông thường viết về con người và hoạt động sinh hoạt đời thường

– Giới thiệu về tác phẩm Cõi lá:

+ Tản văn viết về đề tài Hà Nội quen thuộc của ông

b. Thân bài:

– Nội dung chính của tác phẩm: Là những hàng cây cổ thụ to lớn, đã tồn tại với Hà Nội hàng trăm năm, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của Hà Nội

– Những phân đoạn của tác phẩm:

+ Dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ của Hà Nội

+ Hình ảnh về người dân Hà Nội

+ Những đặc điểm về thiên nhiên, cây cối của Hà Nội

+ Mùa lá đỏ tươi dẹp và những kỉ niệm về người em gái

+ Sự thay đổi sau khi mùa mưa bão qua đi

– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

+ Bút pháp nhẹ nhàng, đầy chất thơ

+ Ngôn ngữ bình dị, thanh tao, đầy sự tinh tế nhưng cũng không kém phần gợi hình, gợi cảm

+ Tác phẩm là những cảm nhận, những xúc cảm của một người con Hà Nội khi cảm nhận về nơi gắn liền với những kí ức của mình

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về tác phẩm trên

Cảm nhận tác phẩm Cõi lá 

Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội, ông cầm bút viết văn từ khi còn là học sinh trung học phổ thông nhưng lớn lên lại theo nghiệp hội hoạ. Ông trở lại cầm bút từ những năm 2005 và chủ yếu sáng tác những tác phẩm viết về Hà Nội – quê hương của ông. Tản văn Cõi lá là một trong những thi phẩm xuất sắc của Đỗ Phấn. Tác phẩm đã cho thấy một Hà Nội rất thơ mộng và một tình yêu tha thiết của nhà văn với mảnh đất nơi mình sinh ra.

Đặc trưng của tản văn là viết rất tùy hứng, phóng túng, theo mạch cảm xúc, gần giống như thể loại tuỳ bút. Dựa vào một điểm tựa nào đó tác giả sẽ tuỳ hứng triển khai những nội dung của tác phẩm, qua đó gửi gắm tình cảm của mình. Điểm tựa vững chắc của tản văn chính là tình cảm của nhân vật trữ tình – tác giả gửi gắm vào đó. Với tản văn Cõi lá nhà văn Đỗ Phấn đã gửi vào đó một tình cảm tha thiết, một sự gắn bó khăng khít, chân thành với mảnh đất Hà Nội giàu truyền thống văn hoá, một Hà Nội thanh lịch, vừa gần, vừa xa…

Như cái tiêu đề của nó Cõi lá là viết về những mùa lá của Hà Nội, giống như lời bài hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”. Đặc trưng những hàng cây cổ thụ to già là nét quen thuộc, làm nên bản sắc riêng của Hà Nội. Thấy lá nhất là những thảm lá đỏ rải xuống mặt đường phố, những con ngõ xưa là thấy xốn xang cả tâm hồn.

Cảm nhận tác phẩm Cõi lá

Tác phẩm bắt đầu bằng những dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình khi mùa xuân đến “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn, khi những cái nắng đã chao chát báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người lại rộn ràng đến thế”. Tôi thích nhất những tính từ được nhà văn sử dụng trong đoạn văn này. Các tính từ như chao chát, bẽ bàng, xôn xao mang đến cho những câu văn sự đằm thắm, nhẹ nhàng và thật giàu tính nhạc. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đang say sưa và ngây ngất trước cái sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên trước khoảnh khắc giao mùa. Lòng người và vạn vật cùng “oà thức” trước khoảnh khắc tuyệt diệu ấy.

Mạch cảm hứng tiếp tục được triển khai qua những mùa lá đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Đầu tiên là màu lá của những cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông. Phép so sánh “những cây lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch” gợi đến vẻ thanh cao của những chiếc lá bồ đề. Tán lá bồ đề toả ra xanh mát, mang theo cả không khí của đất trời, gợi đến những mùa ngọt ngào của thủ đô Hà Nội. Dưới tán lá ấy người Hà Nội đã sinh sống và làm nên những nét văn hoá đặc trưng của mình. Vì thế mà có nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào; dưới gốc cây này trẻ con tan trường ríu rít dưới gốc cây giống như những thiên thần bước ra từ lá. Cây lá và người đã gắn bó thật khăng khít đến thế.

Mỗi mùa lá của Hà Nội đều có một đặc trưng và ý nghĩa riêng. Vì thế mà người em gái của tôi xa quê đã lâu nhưng nhớ về Hà Nội là nhớ ngay về những mùa lá. Vô duyên như gốc cây xà cừ, cành lá phổng phao, cường tráng, cứ tưởng là oai phong lắm nhưng cũng yếu mềm như ai, chỉ một cơn gió heo may là khiến lá rụng ngập cả lối đi trên chân người.

Mùa lá rụng của Hà Nội là một nét văn hoá đặc trưng của thủ đô. Cũng là mùa yêu mến, mùa tự hào của người Hà Nội. Chỉ thoáng thấy lá rụng trên con phố nhỏ là bao kỷ niệm ùa về chập chờn, chập chờn…