Cảm nhận về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến

Trong thơ ca Việt Nam có không ít tác phẩm viết về làng quê, có những tác phẩm ca ngợi khung cảnh làng quê mộc mạc, nhưng cũng có những tác phẩm phản ánh cuộc sống cơ cực của những người dân chốn thôn quê. Và bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ như vậy. Dưới đây Tramvanhoc sẽ cùng bạn Cảm nhận về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến để làm rõ điều này

Tìm hiểu về bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến

Bài đọc

Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng

Năm nay chợ họp có đông không?

Do trời mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu, tưởng đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Nguyễn Khuyến, Chợ Đồng, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội 1971, tr.102-103)

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Chợ Đồng được Nguyễn Khuyến viết sau khi rời bỏ cuộc sống nhiễu nhương, Nguyễn Khuyến quay về quê nhà, làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Làng ông có chợ Đồng, mỗi tháng họp chín phiên, đặc biệt trong những ngày tết lại có ba phiên chợ tết. Phiên chợ tết thường đông vui và náo nhiệt, nhưng đến những năm đói kém và thiên tai, chợ trở nên vắng vẻ. Thậm chí, sau sự xâm lược của thực dân Pháp, chợ Đồng ngừng hoạt động hoàn toàn, làm cho giá trị văn hóa lâu dài của nó bị lãng quên.

Cảm nhận về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến

Nội dung: Bài thơ phản ánh khung cảnh chợ Đồng vào ngày Tết. Phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Năm cũ sắp qua, năm mới đang dần đến mà cái cái nghèo, cái túng đói vẫn ám ảnh đời sống dân quê. Qua đó thể hiện tâm trạng thất vọng, chán chường của Nguyễn Khuyến khi chứng kiến nhịp sống của người dân nơi chợ Đồng.

Cảm nhận về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến

Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận. Bức tranh quê qua những cảm nhận về một phiên chợ Tét.

Thân bài: Làm rõ vấn đề nghị luận:

(1) Bức tranh quê ngày Tết mang những nét đặc trưng của quê hương Bắc Bộ chợ họp theo phiên, không gian se lạnh những ngày giáp Tết, một số nét văn hóa còn gợi lại (nếm rượu tưởng đền, tiếng pháo đón xuân).

(2) Bức tranh quê được gợi lên trong dòng tâm trạng của tác giả. Những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh trong bài thơ cho thấy người nông dân xưa đang phải đối mặt với nỗi lo âu từng ngày lo miệng ăn, không còn biết đến niềm vui của Tết. Và một tiếng pháo đơn độc giữa không gian những ngày cuối năm càng khiến tăng thêm nỗi buồn man mác của bức tranh quê.

(3) Qua việc tái hiện hình ảnh một phiên chợ quê ngày giáp Tết có thể thấy một tấm lòng yêu thương và gắn bó với cuộc sống của nhân dân, cảm thông với cuộc sống vất vả khó khăn của người dân, cũng là niềm mong mỏi người dân có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn, đặc biệt là trong những ngày sắp Tết.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và chia sẻ ngắn gọn cảm xúc của bản thân