Cảm nhận về các khổ 5 6 và 7 của bài thơ Tạ lỗi cánh đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận nêu cảm nhận về các khổ 4, 5, 6 và 7 của bài thơ Tạ lỗi cánh đồng. Từ đó, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa thơ ca chân chính và hiện thực đời sống?

Tạ lỗi cánh đồng
Trương Nam Hương

1. Mẹ khấn trời đừng bão giông
Khấn đàng tây, khấn đàng đông – Vậy mà
Lúa vừa mới trổ đòng ra
Bất ngờ lụt trắng, đồng ta mất mùa.

2. Nén hương, nải chuối lên chùa
Mẹ ơi, lũ lụt có chừa Phật đâu
Đến ông Thiện cũng ngập đầu
Nói chi ông Ác mày chau cũng chìm.

3. Ở nơi đất trũng đồng chiêm
Mỗi cây lúa – số phận riêng con người
Ngẫm trong may rủi cuộc đời
Trách chi hạt thóc hẹp hòi với ta.

4. Tay không lấm đất đồng nhà
Dễ vô tâm mỗi khi và miếng cơm
Dễ dàng đưa bát mẹ đơm
Và suy nghĩ cũng giản đơn cuộc đời

5. Tôi ăn bao hạt-mồ-hôi
Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo
Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong

6. (Cứ là cây lúa nặng bông
Cứ là năm ấy làng không mất mùa!)
Thưa sao với mẹ bây giờ
Bài thơ xưa kể như lừa mẹ thôi!

7. Im phăng phắc dáng mẹ ngồi
Tấm lưng còng đỡ cả đời bão giông
Cúi đầu trước mẹ bao dung
Nghìn lần tạ lỗi cánh đồng, quê hương…

Bài làm

1. Mở bài

Cách ứng xử với những hy sinh của người lao động là chủ đề khơi gợi nhiều suy tưởng của văn học.

Trong bài thơ “Tạ lỗi cánh đồng” của Trương Nam Hương, các khổ thơ 4, 5, 6 và 7 chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và chân thực của người con đối với mẹ và quê hương. Từ những lời thơ mộc mạc, tác giả đã thể hiện sự day dứt, hối hận của mình khi nhận ra sự vô tâm của bản thân trước những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ và quê hương.

Qua những khổ thơ này, Trương Nam Hương không chỉ khắc họa một bức tranh hiện thực về nỗi nhọc nhằn của người nông dân mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn và sự trân trọng đối với những giá trị giản dị nhưng vô cùng quý báu của cuộc sống.

2. Thân bài

a-Khổ thơ 4:

“Tay không lấm đất đồng nhà
Dễ vô tâm mỗi khi và miếng cơm
Dễ dàng đưa bát mẹ đơm
Và suy nghĩ cũng giản đơn cuộc đời”

Khổ thơ này nói về sự vô tâm của người con khi xa lạ với công việc lao động vất vả của người mẹ người nông dân. “Tay không lấm đất đồng nhà” là hình ảnh ẩn dụ cho việc người con không phải lao động, không đổ mồ hôi làm ra củ khoai, hạt lúa. Chính vì không trải qua sự vất vả đó, người con dễ dàng đón nhận những bát cơm mẹ dọn ra mà không thấu hiểu và nghĩ ngợi gì nhiều về công lao của người mẹ. Điều này cũng làm cho suy nghĩ của anh trở nên đơn giản và hời hợt, thiếu sự tri ân với những giá trị của cuộc sống và người lao động.

b-Khổ thơ 5

“Tôi ăn bao hạt-mồ-hôi
Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo
Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong”

Trong khổ thơ này, tác giả tự phản tỉnh và ý thức được sự vô dụng của thơ mình. Những bát cơm mà người con nhận từ tay mẹ đều là kết quả của sự lao động vất vả, đẫm mồ hôi của người nông dân. Tuy nhiên, thơ anh lại không thể hiện được sự trân trọng và cảm thông đối với những người đã một nắng hai sương làm ra những bát cơm ấy. Thơ anh trở nên nhạt nhẽo, không “mặn mòi” như mồ hôi công sức của mẹ. Tác giả cảm thấy ngại ngùng, không trung thực và thẳng thắn khi viết về những điều người mẹ nông dân mong muốn.

Cảm nhận về các khổ 5 6 và 7 của bài thơ Tạ lỗi cánh đồng

c-Khổ thơ 6

“(Cứ là cây lúa nặng bông
Cứ là năm ấy làng không mất mùa!)
Thưa sao với mẹ bây giờ
Bài thơ xưa kể như lừa mẹ thôi!”

Khổ thơ này thể hiện sự hối hận và cảm giác tội lỗi của nhà thơ. Những vần thơ trước đây của tác giả chỉ là những lời nói hoa mỹ, tô hồng hiện thực, không phản ánh đúng thực tế cuộc sống và những khó khăn của người nông dân. Sự ân hận đến xót xa vì cảm giác tội lỗi, thấy mình như đứa con bất hiếu vì đã trót “lừa mẹ” bằng việc viết ra những lời thơ không thực tế, không đúng với những gì vất vả mà mẹ đã trải qua trong quá trình làm ra hạt gạo.

d-Khổ thơ 7

“Im phăng phắc dáng mẹ ngồi
Tấm lưng còng đỡ cả đời bão giông
Cúi đầu trước mẹ bao dung
Nghìn lần tạ lỗi cánh đồng, quê hương…”

Khổ thơ cuối là hình ảnh mẹ ngồi lặng im, với tấm lưng còng vì cuộc đời vất vả. Hàn động cúi đầu trước mẹ là hình ảnh đa nghĩa, thể hiện nỗi ân hận và sám hối muộn màng, trong đó có cả sự tôn kính và lòng biết ơn đối với mẹ. Đồng thời, nhà thơ cũng tạ lỗi với cánh đồng, với quê hương, nơi đã nuôi dưỡng mình nhưng mình lại không thấu hiểu và trân trọng.

e-Nhận xét những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ

Đoạn thơ từ khổ 4 đến khổ 7 trong bài thơ “Tạ lỗi cánh đồng” của Trương Nam Hương mang nhiều giá trị nghệ thuật, thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và cảm xúc để truyền tải thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình và lòng biết ơn.

– Nguồn thi liệu và ngôn từ mộc mạc:

+ Hình ảnh thơ là kết quả của quá trình quan sát và tái hiện đời sống: “tay không lấm đất”, “bát mẹ đơm”, “cây lúa nặng bông”, “tấm lưng còng”… Qua các hình ảnh này, tác giả khắc họa rõ nét cuộc sống lao động vất vả của người mẹ và sự vô tâm của người con. Những hình ảnh này không chỉ cụ thể mà còn chứa đựng tình cảm sâu sắc của người viết.

+ Tác giả sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày, như “miếng cơm”, “suy nghĩ giản đơn”, “nước ốc ao bèo”, “điều mẹ mong”…. Ngôn từ mộc mạc giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và cảm nhận được nỗi niềm của người con dành cho mẹ.

– Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng:

+ Tác giả sử dụng biện pháp đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa người mẹ cần mẫn, chịu đựng và người con vô tâm. Sự đối lập giữa “tay không lấm đất” và “hạt mồ hôi” tạo nên sự tương phản mạnh mẽ, làm rõ sự vô tâm và hối hận của người con.

+ Hình ảnh “hạt mồ hôi”, “nước ốc ao bèo” là những ẩn dụ thể hiện sự gian khổ và công sức của người mẹ. Hạt gạo không chỉ là thức ăn mà còn là kết tinh của mồ hôi và nỗi vất vả.

– Giọng thơ chân thành và sám hối: Giọng điệu của đoạn thơ chân thành, đầy sự sám hối. Người con nhận ra sự vô tâm của mình và cảm thấy hối lỗi, cúi đầu trước mẹ để xin lỗi. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ “Thưa sao với mẹ bây giờ” tạo ra sự trăn trở, nhấn mạnh sự hối hận và khó xử của người con khi nhận ra sự vô tâm của mình.

Tổng thể, đoạn thơ không chỉ đơn thuần là lời xin lỗi của người con mà còn là bài học về lòng biết ơn, sự trân trọng công lao của cha mẹ. Các giá trị nghệ thuật trong đoạn thơ được tác giả khéo léo lồng ghép, tạo nên sức mạnh cảm xúc và giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thông điệp về ý thức phản tỉnh, về sức mạnh của lòng tri ân người lao động.

f. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa thơ ca chân chính và hiện thực đời sống

– Thơ ca chân chính phải là tấm gương phản chiếu trung thực hiện thực đời sống. Thơ ca không thể là những lời hoa mỹ mà phải mang trong mình giá trị chân thực, phản ánh chân thực những gì diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác, thơ ca chân chính phải biết cảm thông, chia sẻ và tôn vinh những giá trị lao động, những khó khăn, vất vả của con người.

– Hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Những câu chuyện, những hình ảnh trong cuộc sống hàng ngày là chất liệu quý báu để tạo nên những tác phẩm thơ ca có giá trị. Thơ ca chân chính không chỉ giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về những khó khăn, vất vả mà người lao động đang trải qua.

– Trong bài thơ “Tạ lỗi cánh đồng”, Trương Nam Hương đã thể hiện rõ sự ân hận của mình khi nhận ra thơ của mình đã không phản ánh đúng hiện thực, không trân trọng đúng mức những giá trị của lao động và quê hương. Đây là lời nhắc nhở cho mỗi người chúng ta về tầm quan trọng của việc sống bản lĩnh, chân thật và biết ơn đối với những gì mà cuộc