Đề bài: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về mảnh đất và con người miền Trung qua đoạn thơ sau:
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt.
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người.
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong…
(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương)
Bài làm
1. Mở đoạn
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Giới thiệu vị trí đoạn trích, khái quát nội dung.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mảnh đất miền Trung khắc nghiệt, đói nghèo và con người miền Trung giàu tình, giàu nghĩa.
2. Thân đoạn
Ý 1. Mảnh đất miền Trung vô cùng khắc nghiệt, đói nghèo.
+ Hình ảnh thơ “Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt” mộc mạc, giản dị, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân một cách sáng tạo “ rớt mồng tơi” để ý nói miền Trung nghèo lớp, quanh năm bị cái đói bủa vậy, đói dai đói dẳng.
+ Hình ảnh thơ “lúa con gái gầy còm” – được nhân hóa, so sánh, đánh giá. Bởi trên thực thế lúa con gái thường mỡ màng, phơi phới, đương xuân. Vậy mà lúa con gái ở đây lại gầy. Điều đó chứng tỏ sự khắc nghiệt của thời tiết nắng, nóng, khô cằn đã làm khô héo cả cỏ cây không còn sức sống.
+ Hình ảnh so sánh “chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ” là hình ảnh đối lập lại với cây trồng để nhấn mạnh sự tàn phá của bão, của thiên tai tới cuộc sống con người nới đây. Con người không mong muốn, cũng chẳng gieo trồng mà bão lũ thiên tai cứ kéo đến “trắng mặt người”
=> Bằng hình ảnh thơ chân thực, kết hợp với so sánh, nhân hóa tác giả đã khái quát cho người đọc thấy mảnh đất miền Trung nhỏ hẹp, quanh năm hứng chịu với nắng gió, thiên tai, đất đai nhiều cát trắng, khó canh tác tốt được. Tất cả những điều ấy tạo nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân.
Ý 2. Con người miền Trung giàu tình, giàu nghĩa:
+ Điệp ngữ “Miền Trung” lặp lại ngư một điệp khúc nhằm nhấn mạnh quy luật khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết trên mảnh đất này. Nhưng cũng để nhấn mạnh quy luật tình cảm con người luôn chan chứa, lắng đọng.
+ Hình ảnh thơ “Eo đất này thắt đáy lưng ong” rất tạo hình không chỉ gợi lên kích thước hẹp nhỏ bé, hứng nhiều thiên tại mà khiến ta liên tưởng tới hình ảnh con người cần cù, chịu thương chịu khó.
+ Trong gian khó không bó buộc tinh thần: “Cho tình người đọng mật” họ sống với nhau chân thật, yêu thương, bằng tình người cao cả như vị mật ngọt ngào trên vùng quê cát trắng. Đó cũng là nét đặc trưng của vùng quê xứ Nghệ, xứ Thanh…
Ý 3. Lời nhắn gửi nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu thương:
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong…
+ Là lời khuyên, lời nhắn gửi nhẹ nhàng tới những người con miền Trung thân yêu hãy về thăm quê, thăm đất mẹ, mảnh đất cằn cỗi nhưng luôn thấm đẫm tình người, tình mẹ yêu thương.
+ Hãy gắn bó thủy chung, luôn biết ơn sâu sắc đến mảnh đất quê hương- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
3. Kết đoạn
Tổng kết lại vấn đề.