Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích Kẻ mưu ma, người chước quỷ

Đề Hầu là một nhân vật có chức danh trong xã hội, nhưng có thói ham mê nữ sắc. Trong đoạn trích “Kẻ mưu ma, người chước quỷ”, Đề Hầu tố giác hành vi của Huyện Trìa với Bà Huyện để một mình hắn đến cuộc hẹn với Thị Hến, tán tỉnh ve vãn thị mà không bị Huyện Trìa đến phá hỏng. Dưới đây là bài Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích Kẻ mưu ma, người chước quỷ do Tramvanhoc sưu tầm và biên soạn

Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích Kẻ mưu ma, người chước quỷ

Mở bài

– Giới thiệu chèo “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”, đoạn trích và nhân vật.

Thân bài

1. Khái quát

– Giới thiệu Tuồng và tuồng hài

– Giới thiệu tính huống Nghêu đến nhà Huyện Trìa để tố cáo với Bà Huyện

2. Chân dung nhân vật Đề Hầu

– Giới thiệu: Đề Hầu làm việc dưới trướng của Huyện Trìa và trong việc âm mưu bóc lột dân lành chúng rất tâm đầu ý hợp

– Háo sắc: Trong khi xử Kiện thấy Thị Hến là người phụ nữa trẻ, góa chồng, lại có nhan sắc nên cả Đề Hầu và Huyện Trìa đều muốn trêu hoa ghẹo nguyệt. Tâm tư của Đề Hầu trong đoạn trích thể hiện rất rõ điều đó: “Thương mụ Hến, mặt mày rất đẹp”.

– Lật mặt, lừa thầy, phản bạn: Vì Huyện Trìa cũng háo sắc và say mê Thị Hến và nguy cơ Đề Hầu sẽ không chiếm được người đẹp nên hắn lập mưu tố cáo Huyện Trìa với mục đích là Huyện Trìa phải từ bỏ Thị Hến.

Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích "Kẻ mưu ma, người chước quỷ"

– Tâm trạng khi mưu kế thành công: Khi thấy Bà Huyện tức giận đòi phá tan hoang kẻ phụ tình phụ ngãi để trừng trị quan huyện thì Đề Hầu biết mưu kế của y đã thành công nên hắn tự khen mưu kế của mình là thâm diệu. Tưởng tượng ra cảnh Huyện Trìa râu bị vặt trụi, chỉ có trơ trơ mà chịu trận đòn ghen của bà Huyện, tâm trạng vui sướng tột đỉnh của hắn được thể hiện rõ qua câu “Ngã chí hoan! Ngã chí hoan”.

3. Đánh giá chung

a. Nghệ thuật

– Đoạn trích có không gian cụ thể: Ở nhà Huyện Trìa cho thấy nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội, môi trường của nhân vật là ở chốn quan trường. Không gian này thích hợp với việc thể hiện bản chất của bè lũ quan lại phong kiến

– Trích đoạn trong một vở tuồng đồ, có tình huống và hành động, ngôn ngữ gây cười có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu sắc.

– Một số chỉ dẫn sân khấu thể hiện rõ đặc điểm kịch bản Tuồng.

– Ngôn ngữ giản dị, thông thường nhưng có kết hợp một số từ Hán Việt để phù hợp với khung cảnh chung

b. Nội dung

– Tác giả dân gian đã lột trần bộ mặt bọn quan lại phong kiến với bản chất xấu xa, nhơ bẩn, giả dối, với những dục vọng tầm thường. Tất cả góp phần khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

Kết bài

– Khẳng định vấn đề

– Liên hệ thực tiễn.