Cảm nhận về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi so với tác giả dân gian trong truyện cổ

Đề bài: Trình bày cảm nhận của anh/chị về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi ở văn bản Khúc hát của dòng sông so với tác giả dân gian trong truyện cổ.

Tìm hiểu về nhân vật Trương Chi trong văn bản Khúc hát của dòng sông

Nhân vật Trương Chi trong văn bản Khúc hát của dòng sông của tác giả Nguyễn Quang Thiều được miêu tả là người có giọng hát hay, ngoại hình đẹp. Sống ở trên sông nên ít người biết mặt mà chỉ được mọi người truyền tai nhau.

Sau khi đi lính, góp nhiều chiến tích đánh bại giặc ngoại xâm, chàng trở về quê, sống bằng nghề chài lưới. Tiếng hát của chàng khiến nàng Mị Nương – con gái quan thừa tướng – ốm tương tư. Theo trát của quan, Trương Chi được gọi vào dinh để hát cho Mị Nương nghe, nhưng chàng không thể hát được trong căn phòng vì thiếu dòng sông. Mị Nương xin cha cho lấy chàng. Quan thừa tướng tức giận, cho người đến gặp, đuổi chàng đi khỏi khúc sông, nhưng chàng không chịu. Chúng giết và băm nát thi thể chàng, vứt xác trôi trên sông. Xác chàng trôi bập bềnh không ai có thể vớt được nên dân làng lập bàn thờ hai bên bờ cho chàng. Mị Nương nghe tin đau buồn mà chết, sau này trên mộ nàng mọc lên loài hoa Quỳnh.

Cảm nhận về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi so với tác giả dân gian trong truyện cổ

Cảm nhận về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi so với tác giả dân gian trong truyện cổ

– Sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi so với tác giả dân gian trong truyện cổ được thể hiện qua chi tiết: Trương Chi không chỉ hát hay mà còn có vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn hình thể (chứ không xấu xí như trong truyện cổ); bị giết (chứ không tự vẫn như trong truyện cổ). Điều đặc biệt, qua cuộc gặp gỡ nửa hư nửa thực với nhân vật “tôi”, Trương Chi dường như có sức sống bất diệt, trẻ mãi không già.

– Hiệu quả của sự sáng tạo:

+ Tác giả đã làm “mới” một hình tượng quen thuộc đi vào tiềm thức của người đọc các thế hệ, không chỉ thay đổi đặc điểm mà còn đưa thêm vào các yếu tố kì ảo và các chi tiết cụ thể để miêu tả nhân vật Trương Chi “đầy đặn” hơn, vừa hư vừa thực, rất sinh động qua bút pháp viết truyện ngắn hiện đại, đem lại sự thích thú, bất ngờ cho người đọc;

+ Gửi gắm tư tưởng, thông điệp sâu sắc: ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp tài năng, nhân bản của con người, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của nghệ thuật.