Chuyện ông Hoàng Cầm của tác giả Minh Chuyên là câu chuyện viết về ông Hoàng Cầm, một chiến sĩ nuôi quân đã sáng tạo ra chiếc bếp để đun nấu khiến địch không phát hiện được. Từ đó đã mà bộ đội ta có thể nổi lửa đêm ngày cũng không bị địch phát hiện; cái bếp theo bộ đội hết chiến dịch này đến chiến dịch khác.
Tìm hiểu về tác giả Minh chuyên và văn bản Chuyện ông Hoàng Cầm
Tác giả Minh Chuyên
Tiểu sử:
– Minh Chuyên, tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948 tại xã Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
– Từ năm 1993, ông trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Cuộc đời:
– Từ năm 1997 đến 2007, ông là biên tập viên chính và đạo diễn phim tài liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam.
– Từ năm 2008, ông là đạo diễn cao cấp của Đài Truyền hình Nam.
– Năm 2017, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Sự nghiệp:
Minh Chuyên đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi bật trong các thể loại truyện ngắn, truyện ký, và tiểu thuyết, bao gồm:
“Miền quê anh đến” (tập truyện ngắn, 1985)
“Làm tiếp Surenco” (tập truyện ngắn, 1986)
“Người gặp trong mơ” (tập truyện ngắn, 1990)
“Người lang thang không cô đơn” (tập truyện ký, 1993)
“Thử thách” (tập ký, 1994)
“Người lạc về đâu” (tiểu thuyết, 1995)
“Người không cô đơn” (tập truyện ký, 1995)
Văn bản Chuyện ông Hoàng Cầm
– Cảm hứng chủ đạo: Văn bản Chuyện ông Hoàng Cầm ca ngợi tấm gương người chiến sĩ nuôi quân giàu lòng yêu nước, kiên trì, sáng tạo, trí tuệ.
– Nội dung: Chuyện ông Hoàng Cầm là câu chuyện viết về ông Hoàng Cầm, một chiến sĩ nuôi quân đã sáng tạo ra chiếc bếp để đun nấu khiến địch không phát hiện được. Từ đó đã mà bộ đội ta có thể nổi lửa đêm ngày cũng không bị địch phát hiện; cái bếp theo bộ đội hết chiến dịch này đến chiến dịch khác.
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Hoàng Cầm trong văn bản Chuyện ông Hoàng Cầm
Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Hoàng Cầm trong văn bản:
+ Giới thiệu về nhân vật Hoàng Cầm: Quê ở Nam Định; là một anh thanh niên tình nguyện lên đường vào bộ đội chống Pháp, trở thành chiến sĩ nuôi quân Sư Đại đoàn 308, Đại đoàn Quân Tiên phong; là người chế tạo ra chiếc bếp Hoàng Cầm.
+ Hoàng Cầm là một người giàu lòng yêu nước, thể hiện qua những đóng góp của anh cho quân đội Việt Nam nói riêng, cho nước nhà nói chung (hoàn cảnh khó khăn khi bộ độ ta bị địch phát hiện lúc nấu ăn, gây nên bao thương vong; nhờ có cái bếp Hoàng Cầm mà bộ đội ta có thể nổi lửa đêm ngày cũng không bị địch phát hiện; cái bếp theo bộ đội hết chiến dịch này đến chiến dịch khác).
+ Hoàng Cầm là người giàu khả năng sáng tạo. Anh đã ngày đêm nghĩ ra cách để khắc phục những hạn chế của bếp: “Hoàng Cầm trăn trở ngày đêm suy nghĩ. Có buổi anh ngồi hàng giờ đồng hồ dưới tán cây rừng quan sát anh em nhóm bếp và đăm đăm nhìn ngọn lửa, nhìn làn khói xanh cuồn cuộn bay lên”. Sau đó, nhờ sự sáng tạo cùng với trí tuệ và những hồi ức tuổi thơ của mình, anh đã sáng tạo nên chiếc bếp Hoàng Cầm ((học sinh kể rõ quá trình hình thành chiếc bếp, những khó khăn mà Hoàng Cẩm gặp phải, cách anh tư duy để làm ra chiếc bếp,…).
+ Hoàng Cầm là một cá nhân kiên trì, nhẫn nại với công việc, không đầu hàng trước những khó khăn, thử thách. Anh đã quyết tâm thử đi thử lại, đào bếp ngày đêm để có thể sáng chế ra chiếc bếp Hoàng Cầm phục vụ cho bộ đội (Anh đào hàng chục cái bếp khác nhau, có nhiều nhánh dẫn khói như hang chuột. Làm xong anh đặt nổi lên từng cái bếp chất củi đun thử…).
Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản:
+ Nội dung: Từ nguyên mẫu ngoài đời sống, Minh Chuyên đã kể lại câu chuyện về tấm gương người thật, việc thật cùng sự ra đời của chiếc bếp Hoàng Cầm, là đóng góp to lớn giúp bộ đội ta có thể nổi lửa ngày đêm mà không sợ địch phát hiện, góp phần vào chiến thắng chung của cả dân tộc.
+ Nghệ thuật: Sử dụng thể loại truyện kí với những chi tiết người thật, việc thật sinh động, hấp dẫn kết hợp với chi tiết hư cấu để tạo ra sự hấp dẫn, thú vị; lựa chọn được nguyên mẫu và câu chuyện hay, giàu ý nghĩa để kể; trần thật theo ngôi thứ ba để tạo màu sắc khách quan, chân thực, nhưng đan xen di chuyển điểm nhìn vào nhân vật để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật; sử dụng phương thức tự sự xen lẫn với miêu tả, biểu cảm một cách nhuần nhuyễn; miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật chân thực thông qua hành động; cách kể chuyện hấp dẫn, thú vị,…
Kết bài
Tóm lược lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.