Văn học Nam bộ giai đoạn 1934-1975 đã để lại cho độc giả những ấn tượng rất đậm đà. Một trong số đó có nhà văn Đoàn Giỏi với Căn tính Nam Bộ qua tác phẩm nổi tiếng “Đất rừng phương Nam”.
Căn tính Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam
Thiên nhiên – đề tài luôn được hướng tới trên thi đàn văn học Việt Nam. Thiên nhiên luôn mang một vẻ đẹp bí ẩn khiến con người luôn mang khao khát tìm hiểu về nó. Thật không thể cưỡng lại sự bí ẩn của thiên nhiên, đặc biệt, sự bí ẩn đó được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua tác phẩm, nhà văn lột tả được sự bí ẩn của thiên nhiên, đồng thời thể hiện được chất Nam Bộ trong tác phẩm của mình.
Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam dựng lên bức tranh đời sống xã hội Nam bộ đương thời, trong đó diễn ra hàng loạt hoạt động của nhân vật bao gồm bố cục, xây dựng nhân vật cả về ngôn từ Truyện có kểt cấu chương hồi kiểu truyền thống, không gian, thời gian rạch ròi. Tác giả đã mở đầu bằng lần lưu lạc thứ ba, sau khi An lạc cha mẹ và đoàn thuyền quân lương. Cùng với cảnh chợ đêm, tác giả như muốn tạo lực hút ngay từ giây phút ban đầu với đám mãi võ Sơn Đông quán nhậu Tư béo có khách ra vào. Tại đây, An gặp những con người vừa tiêu biểu, vừa gắn bó với đoạn đường lưu lạc của em. Đó là bác Ba suốt ngày ở trần, áo vắt vai rìa quan rượu mà giờ đây, khi đứng trước tấm biểu ngữ: “Tổ quốc hay là chết!” thì lại trịnh trọng mặc áo, tay mân mê vuốt thẳng đường tà. Thêm vào đó là những chi tiết giúp cho truyện trở nên nhanh, mạnh, dồn dập, với những phút giây khó thở khi An phát hienẹ vợ chồng Tư Mắm là gián điệp, là quân do thám.
Tiểu thuyết còn như nói đến một thiên nhiên rộng lớn, bí hiểm nhưng lại như một bà mẹ hiền bao bọc lấy con người, bảo vệ cuộc sống con người. Thêm vào đó, các từ “lổn ngổn”, “lên khên”, “ngập ngụa”, “nhung nhúc”, ấy là cách nói quen thuộc và phổ biến của những người dân Nam bộ khi thể hiện sự giàu có của thiên nhiên. Ngoài ra còn có rất nhiều loài chim sống trên đất Phương Nam. Điển hình khi ở khu chợ nhỏ tấp nập và ồn ào, nơi đây có đủ thứ còn có những “giỏ cần xé chất ngổn ngang, đựng đầy các thứ trứng chim. Từng xâu chim trắng, chim đen buộc chân, dồn chật trong khoang”. Tiếp đến là khi đi câu rắn, rắn cũng có nhiều loại như chim. Thật là một món quà tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Ông không dừng lại ở việc miêu tả sự phong phú của thiên nhiên mà còn là lá chắn che chở cho khu kháng chiến thắng lợi.
Thêm vào đó là những hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều tỉnh giáp biển nên Nam bộ rất thích hợp cho việc trồng lúa nước, đánh bắt tạo nên một cuộc sống giản dị mà yên bình. Tác giả còn khéo léo nhấn mạnh đến tính cách và lối sống của con người nơi đây, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến cách sử dụng ngôn ngữ của từng vùng miền. Góp phần làm phong phú hơn ngôn ngữ toàn dân. Hơn hết, tác phẩm còn nói lên kinh nghiệm của những người dân nơi đây là dựa vào thời tiết , côn trùng, ngày tháng để xác định mùa vụ. Theo lời của tác giả, đất phương Nam có nhiềunét phong phú trong ẩm thực nên người dân nơi đây được thỏe sức sáng tạo, tạo nên nét đặc trưng cho mảnh đất Nam bộ thân thương.
Thêm nữa, văn nhân cho rằng: “Quán rượu dì Tư Béo nổi tiếng về thứ rượu tăm ngọt giọng, phảng phất mùi cháy khê nồi mà không nhà nào cất được, về tài xào nấu các món thịt rừng mà các lão già tính hay bông phèn đã nức nở khen rằng nhắm một miếng, thấy người phấn hứng, trẻ tráng ran gay”. Bởi lẽ người dân nơi đây rất coi trọng nghĩa tình, kể cả không quen biết họ cũng có thể ăn chung một mâm cơm, cùng chuyện trò vui vẻ cùng nhau. Họ rất coi trọng tình huynh đệ, họ coi huynh đẹ như ruột thịt, như anh em một nhà. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, khi về đến mảnh đất Nam bộ, ta có thể cảm nhận rõ ràng tình cảm nghĩa tình, sự đón tiếp nồng hậu, mến khách của con người nơi đây với mọi người!
Cuối cùng là hình ảnh người dân Nam bộ kiên cường, bất khuất thể hiện qua hình ảnh rừng tràm, rừng mắm, rừng đước. Xưa đến nay, người dân Nam bộ luôn chịu thương chịu khó làm lụng nhưng cuộc sống lênh đênh sông nước vẫn vô cùng vất vả bởi những trận bão lũ, thiên tai ập đến bất ngờ. Có thế nhưng họ vẫn luôn kiên cường, gan góc và đoàn kết.
Đất rừng phương Nam là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sinh hoạt và đức tính đẹp của người dân Nam bộ. Áng văn đẹp ấy không chỉ nói về cảnh đẹp mà còn để lại cho người đọc bao chiêm nghiệm về cuộc sống và về con người nơi đây. Đó là bao con người kiên cường, bất khuất, có cá tính, thể hiển rõ thái độ căm thù, khinh bỉ của người Việt Nam với bọn xâm lược.