Cơ sở tưởng tượng của Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió

“Thần Trụ Trời” là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,…Vậy các vị thần được hình thành như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu Cơ sở tưởng tượng của Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở tưởng tượng của Thần Trụ Trời

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, Thần Trụ Trời là vị thần có thân thể to lớn, bước một bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

=> Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa trên sức mạnh, tên gọi cũng như sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối với cuộc sống. Công việc của Thần Trụ Trời là phân chia trời, đất, tạo ra các ngọn núi, hòn đảo, cao nguyên, biển cả,…dùng đầu đội trời, xây cột lớn trống trời nên vị thần ấy có thân hình to lớn.

Cơ sở tưởng tượng của Thần Sét

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, Thần Sét là vị thần có mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội, luôn mang bên mình lưỡi búa đá.

=> Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối với cuộc sống. Công việc của Thần Sét là thi hành luật pháp ở trần gian và phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng nên có khuôn mặt nanh ác.

Cơ sở tưởng tượng của Thần Gió

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, Thần Gió là vị thần có hình dạng kì quặc, không có đầu.

=> Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối với cuộc sống. Công việc của Thần Gió là tạo ra gió, bão ở trần gian nên Thần Gió có hình dạng kì quặc do người ta không thể nhìn thấy hình thù cụ thể của gió.

——————————————————–

Trên đây là bài viết Cơ sở tưởng tượng của Thần Trụ Trời Thần Sét Thần Gió do Trạm Văn Học biên soạn. Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại cho các bạn thêm nhiều kiến thức nhé!