Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam trước đây. Bà không chỉ được biết đến với những tác phẩm thơ trữ tình đậm phong cách cổ điển, mà còn có một cuộc đời và sự nghiệp đầy thăng trầm. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) nhé
Tiểu sử
– Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848) tên thật là Nguyễn Thị Hinh
– Sinh ra tại làng Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
– Là con gái của Nguyễn Lý, một nhà nho có tiếng trong vùng và đỗ thủ khoa dưới đời vua Lê Hiển Tông.
– Bà theo học dưới trướng của danh sĩ Phạm Quý Thích, bạn của đại thi hào Nguyễn Du.
– Bà kết hôn với Lưu Nghị, một người có học thức và địa vị cao trong xã hội, từng làm tri huyện Thanh Quan, sau ông bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình và đế chức Viên ngoại lang bộ Hình. Sau khi kết hôn, bà cùng chồng sinh sống ở Hà Nội nhưng không may, đến năm 1847, chồng bà qua đời (43 tuổi), bà phải về quê cùng các con.
– Năm 1848, bà qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 43 tuổi. Cuộc đời của Bà Huyện Thanh Quan trải qua nhiều thăng trầm. Bà sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn suy thoái, loạn lạc. Chồng bà là một người có tài năng và đức độ, nhưng lại gặp bất hạnh khi qua đời khi còn sớm.
Sự nghiệp
– Dưới thời vua Minh Mạng, Bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
– Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn 4 con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Tác phẩm
– Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều tác phẩm, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Hàn luật, gồm những bài sau:
+ Đèo Ngang.
+ Thăng Long thành hoài cổ
+ Qua chùa Trấn Bắc
+ Qua đèo Ngang
+ Chiều hôm nhớ nhà
+ Tức cảnh chiều thu
+ Cảnh đền Trấn Võ
+ Cảnh Hương sơn
Phong cách sáng tác
– Nội dung:
Khi nhắc về Bà Huyện Thanh Quan, chúng ta nhớ ngay đến bài thơ “thương hiệu” là Qua đèo Ngang. Không chỉ bài thơ này, rất nhiều bài thơ khác của bà cũng có một chủ đề chung nói về tình yêu quê hương, đất nước. Bà thường mượn cảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương như “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Trong bài thơ Qua đèo Ngang, bà đã khắc họa bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của Đèo Ngang, đồng thời thể hiện nỗi nhớ thương da diết đối với quê hương. Bà Huyện Thanh Quan là một người sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, chứng kiến nhiều sự đổi thay của xã hội. Bà nhớ về một thời vàng son đã bị lịch sử phong kín, một chế độ mà nơi đó có phồn hoa thịnh thế, dân chúng an khang. Qua đó cũng thể hiện được thái độ chán ghét chế độ thực tại, khi trên đôi vai của người dân lại chính là gánh nặng mà nhà nước gông xiềng lên.
Bà thường thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn, lẻ loi trong những tác phẩm của mình. Trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, bà đã viết “Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn” hay như Qua đèo Ngang, thân ảnh người phụ nữ cô đơn giữa rừng núi bạt ngàn mà chẳng ai hay biết. Lạ thay là trong những câu thơ, bà lại khéo léo lồng ghép được cảm xúc của mình, thực mà không tục.
Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật
Tuy cuộc đời nhiều thăng trầm nhưng những tác phẩm của bà là tiếng nói của một trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu nước, thương người. Thơ của bà mang đậm phong cách cổ điển, thể hiện tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm và giàu lòng yêu nước. Bà thường viết về những đề tài quen thuộc như quê hương, gia đình, thiên nhiên,… với những cảm xúc chân thành, tha thiết.
Không chỉ nội dung, nghệ thuật trong những bài thơ bà sử dụng đến nay vẫn được ca tụng. Bà thành thạo cách chơi chữ, đúng vần luật nhưng không rập khuôn mà tràn đầy nét nữ tính. Hồn thơ của bà được nuôi dưỡng bởi từ gia đình, từ quê hương nên sâu sắc và dạt dào. Các tác phẩm của bà không đồ sộ nhưng lại vô cùng đặc sắc, trong đó có nhiều bài thơ nổi tiếng như Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang, Cảnh Hương,..
Tả cảnh ngụ tình là một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Bà thường mượn cảnh thiên nhiên để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình. Trong bài thơ Qua đèo Ngang, bà đã khắc họa bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của Đèo Ngang, đồng thời thể hiện nỗi nhớ thương da diết đối với quê hương. Ta còn thấy được một con người nhỏ bé giữa đất trời bao la, giữa bao nhiêu là cảm xúc đè nén và u buồn.
Bà Huyện tức cảnh sinh tình, vậy nên lời thơ và hình ảnh, cấu tứ bài thơ đan xen chặt chẽ mạch lạc. Mỗi bài thơ đều có một chủ đề, tư tưởng rõ ràng và được thể hiện một cách logic. Cảnh và tình không tách biệt mà lại bổ sung cho nhau, càng làm đậm thêm tình, càng tô thêm cảnh.
Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ có vốn ngôn ngữ phong phú, tinh tế. Bà thường sử dụng những hình ảnh đẹp, giàu sức gợi để diễn tả tâm trạng và cảm xúc của mình. Trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, bà đã sử dụng hình ảnh “chim bay dồn” để diễn tả nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương, như cánh chim mỏi tìm về tổ.
Nhận định, đánh giá
– GS. Dương Quảng Hàm: Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện.
– GS. Thanh Lãng: Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.
– GS. Nguyễn Lộc: Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá…Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu…
– Cố giáo sư Phạm Thế Ngũ: Thơ Đường trước bà người ta đã làm vô số, sau bà người ta cũng còn làm vô số. Nhưng trước cũng như sau, có lẽ không ai vượt được Nữ Sĩ Thanh Quan.
– Nhà sử học Lê Văn Lan: Bà Huyện Thanh Quan nổi lên như một tài năng thi ca của nước Việt, của kinh thành Huế ở thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và đặc biệt là vua Tự Đức. Thời gian tại chức bà có nhiều cuộc xướng họa với nhiều danh sĩ trên đất kinh kỳ, đặc biệt bà là bạn thơ của nữ sĩ Mai Am – con gái của vua Minh Mạng. Những thi phẩm xướng họa, câu nói, của Mai Am về bà Huyện Thanh Quan tới nay vẫn còn được lưu giữ trong Mai Am thi tập.
– PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn: Hơi thơ của bà Huyện Thanh Quan là thơ Nôm nhưng khác biệt ở chỗ hướng về đời sống, hết sức bình dị nhưng sinh động, mượt mà và gần như không có điển tích, điển cố.