Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Vững lòng Chế Lan Viên

Sau “Con cò “, Chế Lan Viên còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi bài thơ  “Vững lòng” do ông sáng tác. Hãy cùng Trạm Văn học Phân tích bài thơ Vững lòng Chế Lan Viên để giải mã sức hút của bài thơ này nhé!

Dàn ý phân tích bài thơ Vững lòng Chế Lan Viên

1. Mở bài

– Trình bày khái quát nội dung cần phân tích:

+ Giới thiệu khái quát về Chế Lan Viên và bài thơ “ Vững lòng”: Đặc trưng thơ ông mang tính lý luận riêng, mà ở tác phẩm này là bài học răn dạy sống phải biết ơn, trân trọng công lao cùng sự hy sinh của người đi trước.

+ Trình bày khái quát nội dung tác phẩm: Là lời dặn cùng sự xúc động trào dâng của tác giả cho thế hệ ngày sau, về những năm tháng đau thương mất mát của dân tộc.

2. Thân bài

– Phân tích nội dung cụ thể của bài thơ:

+ Dòng cảm xúc được bắt nguồn từ nỗi đau – “ ngoảnh nhìn mà đau “ khi ông ngang qua khu vực Bình Trị Thiên.

+ Đó là thành cổ Quảng Trị nơi dân ta anh dũng đấu tranh giành lấy từng tấc đất, nơi anh hùng ta ngã xuống đổi lấy hòa bình: “ chém cha thằng Pháp – mưu sâu”.

+ Tố cáo tội ác bất nhân của bọn phát xít thống trị dân tộc ta: cướp lúa giữa đồng, bắt trói người hành hạ, đốt làng phá xóm,.. khiến trăm họ chịu cảnh lầm than.

+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của dân tộc: chiến đấu không ngừng suốt tám năm ròng, không quản khó nhọc gian lao mà chùn bước. Đó là tinh thần chết đứng còn hơn sống quỳ – là truyền thống yêu nước của dân tộc kế thừa và phát huy từ ngàn xưa: “ còn quân ăn cướp còn cầm gươm đao”, đắp ụ phá cầu, “ còn chôn bom nổ còn đào tường quan”…

+ Khẳng định lẽ sống của nhân dân ta: Quyết tâm một lòng giành lấy độc lập dân tộc. Đó là những con người bé nhỏ với tinh thần thép và trái tim quả cảm cùng “ sắt lá gan”.

+ Lời răn dạy lưu truyền bao thế hệ trong hai câu thơ cuối, rằng con cháu sau này phải giữ gìn truyền thống và biết ơn sự hy sinh mất mát của ông cha ngày trước, không vì danh lợi mà bán nước cầu vinh.

Dàn ý phân tích bài thơ Vững lòng Chế Lan Viên

– Phân tích giá trị đặc sắc về nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do giúp Chế Lan Viên không bị gò bó trong niêm luật chặt chẽ, được tự do bày tỏ cảm xúc và tài năng cá nhân.

+ Biện pháp liệt kê một loạt các tên địa danh khốc liệt là chiến trường mưa bom bão đạn xưa: xứ Huế, Bình Trị Thiên, Quảng Trị,.. nhằm gợi nhắc về sự anh dũng đã hy sinh giành độc lập trong quá khứ.

+ Lời thơ giản dị mà hào hùng, khi nhắc về chiến công của quân và dân ta. Nhắc về sự hy sinh mất mát, nhưng không vì thế mà bi luỵ, như tinh thần nhân dân ta ngàn đời luôn bất khuất.

+ Cách gieo vần tinh tế cuối câu thơ như “ bay – ngày – đày”… khiến nhịp thơ giống như một làn điệu hát, tạo kết nối vững vàng chặt chẽ mang đậm dấu ấn người nghệ sĩ.

– Bài học cá nhân:

+ Biết ơn kính trọng thế hệ đi trước, đời đời nhớ ơn và lưu giữ phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước của ông cha ta.

+ Phấn đấu rèn luyện tu dưỡng đạo đức tốt, học thật tốt đặc biệt là kiến thức lịch sử, để hiểu được ông cha ta xưa kia đã phải chịu sự đàn áp bóc lột dã man tới nhường nào.

3. Kết bài

– Khẳng định vấn đề cần phân tích:

+ Đặc sắc về nội dung cùng tài năng nghệ thuật của Chế Lan Viên.

+ Tái hiện lại sự bất khuất kiên cường của nhân dân cả nước nói chung, cũng như Bình Trị Thiên đỏ lửa nói riêng.

+ Bài học đạo lý răn dạy thế hệ tiếp nối về truyền thống anh hùng của dân tộc.

—————————————-

Trên đây, Trạm văn học đã cùng các bạn lập Dàn ý phân tích bài thơ Vững lòng Chế Lan Viên. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.