Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Đợi mẹ của tác giả Vũ Quần Phương
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
Mở bài
Trên đời này tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất là tình cảm làm lay động trái tim mỗi con người. Bài thơ của “Đợi mẹ” của nhà thơ Vũ Quần Phương tái hiện lại hình ảnh quen thuộc khi nhưng đứa con nhỏ mong ngóng mẹ trở về nhà.
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
…
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Thân bài
*Em bé ngồi chờ mẹ từ sáng đến tối trong căn nhà trống trải
Bài thơ là nỗi nhớ, sự mong chờ, là cảm xúc chân thành nhất của người con khi chờ mẹ đi làm về. Trong bài thơ Vũ Quần Phương cho ta thấy hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ từ sáng sớm đến khi trời tối. Trong căn nhà “trống trải” em vẫn “chưa nhìn thấy mẹ” về, cảnh vật buồn hiu, cô đơn. Tuy còn rất nhỏ nhưng em vô cùng hiểu chuyện, em hiểu cho nỗi vất vả lo cho cuộc sống của mẹ, nên chỉ ngồi trông ngóng mẹ về mà không chút nũng nịu. Điệp ngữ “nhìn ra ruộng lúa”, “nhìn vầng trăng” gợi hình dáng của mẹ tần tảo mưu sinh. Em bé vẫn một mình đợt mẹ trong căn nhà trống trải, bóng tối dần ùa về mà mẹ vẫn chưa về, đợi mẹ lâu quá nên bé đã ngủ thiếp đi. Hình ảnh thật xúc động, làm rung động trái tim của biết bảo độc giả. Từng câu chũ trong bài thơ đều xuất phát từ trái tim, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn hiện hữu trong tim của mỗi người con. Người mẹ nào cũng luôn muốn mang lại cho con mình cuộc sống đầy đủ, mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, vì con,… mẹ không thể trở về nhà sớm với đứa con thơ của mình. Nhà thơ Vũ Quần Phương phải xa mẹ từ khi còn nhỏ, có lẽ vì thế mà khi viết lên những dòng thơ về mẹ ông đều như làm thổn thức trái tim độc giả mang đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc. Phải chăng tất cả cảnh vật từ ánh trăng, cánh đồng, cả bếp lửa, đóm đóm cùng em bé đều mong ngóng mẹ về.
*Mẹ đã về nhà sau một ngày làm việc vất vả, em bé đã ngủ thiếp đi
Cảnh vật cũng tươi tắn bừng tỉnh hơn trong đêm muộn, khi mẹ bé đã trở về nhà. Cuối cùng mẹ cũng về, em bé dù đã ngủ thiếp đi nhưng trong suy nghĩ vẫn luôn mong ngóng mẹ về “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Không từ ngữ nào trong bài nói rằng em bé yêu mẹ mình cả, thế nhưng chính nỗi nhớ, sự mong chờ ngay cả trong giấc mơ đã gián tiếp minh chứng cho tình yêu của con dành cho mẹ. Những bài thơ về mẹ luôn có sức lay động trái tim bạn đọc, bởi đó là tình mẫu tử thiêng liêng, là tình cảm vô cùng đặc biệt dành cho đấng sinh thành.
*Nội dung nghệ thuật của bài thơ
Trong tác phẩm, nhà thơ không dùng quá nhiều câu chữ kết hợp với thể thơ tự do cùng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu sức gợi,…mang đến nhiều cảm xúc trong lòng chúng ta.
Kết bài
Có thể nói bài thơ “đợi mẹ” đã thực sự chạm đến trái tim người đọc bằng những tình cảm chân thành bình dị nhất. Mẹ là cả bầu trời, là tình yêu thương, là sự mong chờ, là thế giới của con. Tình mẫu từ thật thiêng liêng cao đẹp “Mỗi bước tôi đi, hơi ấm của mẹ luôn ấm áp bên cạnh. Mẹ là đốm sáng dẫn đường trong cuộc đời tôi” – Emma Stone.