Đề bài: Đoạn văn (khoảng 7 9 câu) suy nghĩ về chi tiết “cái bóng” trong truyện Chuyện người con gái Nam xương
Mẫu 1
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện ngắn xuất sắc trong “Truyền kỳ mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ. Thông qua truyện ngắn tác giả nhắn gửi đến người đọc thông điệp mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc. Chi tiết “cái bóng” là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiểu lầm, gây ra sự oan trái cho nhân vật Vũ Nương.
Chi tiết “cái bóng” là hình tượng nghệ thuật vừa chân thực, vừa khách quan, vừa mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên “cái bóng” của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn là nút thắt gợi ra sự mâu thuẫn. Trong những ngày chồng đi làm xa vì thương nhớ chồng, vì không muốn đứa con nhỏ của mình thiếu đi bóng dáng người cha nên mỗi đêm nàng luôn chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha Đản. Lời nói dối của Vũ Nương hoàn toàn với mục đích tốt đẹp, vừa thể hiện sự chung thủy nhớ nhung của mình, vừa mang lại cảm giác ấm áp, luôn có cha bên cạnh cho đứa con nhỏ. “Cái bóng” thể hiện giá trị hiện thực, chính cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy làm cho đứa trẻ nhỏ phải xa cha, nàng Vũ Nương phải sống những ngày không có chồng bên cạnh. Trong suy nghĩ non nớt, bé Đản đã luôn tin rằng mỗi đêm cha luôn đến với mẹ con của mình. Lần đầu tiên khi Trương Sinh mới trở về sau nhiều năm chinh chiến trên chiến trường khi chàng xưng mình là cha, bé Đản đã ngạc nhiên hỏi rằng: “ô hay thế ra ông cũng là cha tôi ư?”, bởi trước đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. “Cái bóng” là chi tiết đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cốt truyện, dẫn dắt người đọc đến tình huống gây cấn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, tạo ra nút mở mới. Trương Sinh sau khi nghe lời nói của bé Đản đã nãy sinh sự nghi ngờ đối với người vợ bao năm thuỷ chung một mình nuôi con chờ chồng. Chính thái độ ghen tuông vô lý ấy khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
Ai đó đã từng nói rằng: “Chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm”, “cái bóng” là điểm nút thắt đầy kịch tính, xây dựng nhân vật và các chuỗi sự việc. Nhờ có “cái bóng” mà Vũ nương được giải oan, giúp Trương Sinh hiểu rõ mọi việc. “Cái bóng” góp phần tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến cho bao gia đình phải lìa xa, hạnh phúc của người phụ nữ thật mong manh.
Mẫu 2
Chiếc bóng được coi là chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Chi tiết này được mở ra khi nàng Vũ Nương có chồng đi lính xa nhà, chơi cùng con nhỏ, nàng “hay đùa con”, “trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Hành động đó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ hiền lo con trai thiếu vắng tình thương của cha những năm tháng đầu đời. Đó là hành động vô cùng cao đẹp, một lời nói đói hết sức ý nghĩa. Với bé Đản cũng vậy, cái bóng trên vách mẹ em vẫn chỉ là người cha em vẫn hay nhắc tới, là đại diện cho người cha lúc nào cũng ở bên mẹ con em, che chở cho em. Thế nhưng chính cái bóng ấy lại là nguồn cơn gây nên bi kịch đau đớn cho Vũ Nương, khiến nàng phải dùng cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình. Khi Trương Sinh – chồng nàng trở về nhà, nghe lời con trai rằng đêm nào cũng có một người đàn ông tới “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi”, vốn tình ghen tuông, đa nghi, chàng đã một mực “đinh ninh là vợ hư” nên đã “mắng nhiếc, đánh đuổi” Vũ Nương đi mặc cho nàng biện bạch, giải thích. Đến khi nàng “gieo mình xuống sông mà chết”, chàng vẫn luôn giữ lòng mối nghi ngờ đó. Và một lần nữa, chi tiết cái bóng lại xuất hiện, trở thành nút mở hoá giải mọi ân oán, nghi ngờ. Đó là khi chàng cùng con ngồi trong phòng vắng, “dưới ngọn đèn khuya”, đứa con lại ngây ngô “chỉ bóng chàng trên vách mà bảo rằng: Cha Đản lại đến kia kìa”. Bấy giờ chàng mới “thấu nỗi oan của vợ”. Thông qua chi tiết cái bóng, Nguyễn Dữ đã chỉ ra một xã hội nam quyền, “trọng nam khinh nữ”, chỉ vì một sự việc không rõ ràng mà tạo nên bi kịch cho người phụ nữ. Ông lên tiếng đanh thép tố cáo xã hội ấy và tỏ lòng thương cảm tới số phận của những người phụ nữ đau khổ như Vũ Nương.
Mẫu 3
Trong tác phẩm “chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ nam quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.