Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
CHỢ ĐỒNG
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Thi nhân Việt Nam 1932-1941, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2000, Tr.214)
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chợ Đồng là ai?
Trả lời
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Nguyễn Khuyến, người viết bài thơ
Câu 2. Xác định thời gian không gian được miêu tả trong bài thơ chợ Đồng
Trả lời
– Thời gian: Tháng chạp hai mươi bốn – thời gian giáp Tết;
– Không gian: Không gian của chợ quê – khi tan chợ
=> Thời gian gần hết một năm thường gợi lên nhiều suy tư; không gian quen thuộc gợi lên nhịp sống, bộ mặt của mỗi làng quê.
Câu 3. Khung cảnh chợ Đồng được tái hiện như thế nào trong bài thơ?
Trả lời
Khung cảnh chợ Đồng được tái hiện trong cảnh xơ xác và vắng vẻ xen chút đau thương. Phiên chợ Tết ngày xưa chỉ toàn tiếng cười đùa giờ đây phải thay bằng tiếng thúc giục đòi nợ, tiết trời rét buốt.
Câu 4. Em hiểu câu thơ “Hàng quán người về nghe xáo xác” nghĩa là gì?
Trả lời
Câu thơ “Hàng quán người về nghe xáo xác” miêu tả cảnh tượng nhộn nhịp, ồn ào của chợ Đồng vào ngày họp chợ. Từ “xáo xác” gợi lên âm thanh hỗn loạn, tấp nập của người mua kẻ bán, tạo nên một bức tranh sống động về không khí chợ phiên. Cảnh tượng này phản ánh sự sôi động, tấp nập của cuộc sống thường nhật, đặc biệt là vào những ngày cuối năm khi mọi người đều bận rộn chuẩn bị cho Tết.
Câu 5. Có bao nhiêu từ láy xuất hiện trong bài thơ Chợ Đồng? Đó là những từ nào?
Trả lời
Các từ láy là: xáo xác, lung tung.
Câu 6. Giọng điệu của bài thơ Chợ đồng như thế nào?
Trả lời
Giọng thơ trầm lặng, đượm một nỗi buồn man mác, cô đơn.