Đọc hiểu Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

“Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.
Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển”.
Ông chủ nói: “ Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi nuôi cây công nghiệp.”

(Trích, Thông điệp cuộc sống)

Đọc hiểu Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng

Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì?

A. Tình bạn bè thắm thiết.

B. Tình anh em sâu nặng.

C. Trách nhiệm nuôi dạy con cái của cha mẹ.

D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Câu 2: Đoạn trích trên có phương thức biểu đạt chính là:

A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Tự sự.

D. Thuyết minh.

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ ba.

C. Ngôi thứ hai.

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.

Câu 4 : Trong đoạn trích, người cha đang nói chuyện với ai?

A. Người con.

B. Người mẹ.

C. Người bà.

D. Người bạn.

Câu 5: Qua đoạn trích trên em nhận thấy điều gì ở người cha này?

A. Không thương con.

B .Thương con nhưng không nuông chiều con.

C . Ham chơi.

D. Thích con đi chơi.

Câu 6: Từ vất vả trong câu Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng có nghĩa là:

A. Làm việc liên tục nhiều giờ không được nghỉ ngơi.

B. Chăm chỉ.

C. Đi làm đúng giờ.

D. Không bỏ dở việc.

Câu 7: Trong đoạn trích em thấy người con của ông chủ là người như thế?

A. Ham chơi.

B. Không nghe lời cha.

C. Biết nghe lời cha, chăm chỉ làm việc.

D. Không biết làm việc.

Câu 8: Trong đoạn trích thì người cha mong muốn điều gì ở con trai mình?

A. Mong con không phải làm việc.

B. Mong con mau lớn.

C. Mong con phải chăm chỉ lao động.

D. Mong con được vui chơi.

Câu 9: Qua đoạn trích trên, em thấy cách giáo dục, dạy dỗ con cái của người cha như thế nào?

Trả lời

Qua đoạn trích trên, em thấy cách giáo duc, dạy dỗ con cái của người cha:

– Rất yêu thương con của mình nhưng không nuông chiều con cái.

– Có trách nhiệm với con, quan tâm, chú trọng việc dạy con cách làm việc, yêu quí lao động, phải tự tay làm ra của cải vật chất.

=> Yêu con không phải là để lại cho con nhiều tiền của mà là dạy con biết tự tạo ra của cải vật chất bằng chính sức lao động của mình.

Câu 10: Từ đoạn trích trên, em hãy nêu những thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Trả lời

Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc 1 số thông điệp:

– Cha mẹ phải có trách nhiệm dạy bảo con cái biết quý trọng lao động, chính lao động là của cải vô giá nhất của con người.

– Tài sản quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con không phải là tiền bạc mà là sự định hướng, chỉ bảo cho con biết lao động, yêu và quý trọng lao động để tạo ra của cải vật chất.