Trả lời 5 câu hỏi Đọc hiểu Lâm Thị Mỹ Dạ làm bài thơ Khoảng trời và hố bom

Bình chọn

Đọc văn bản sau:

“KHOẢNG TRỜI VÀ HỐ BOM”
(Hòa Bình)

Lâm Thị Mỹ Dạ làm bài thơ Khoảng trời hố bom tại Trường Sơn vào tháng 10 năm 1972, một trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ Trên dây Trường Sơn, ngày nào cũng có sự hy sinh của bộ đội, thanh niên xung phong. Sự hy sinh của họ đã trở thành những biểu tượng tuyệt đẹp trong văn học Bài thơ như câu chuyện kể về sự hi sinh dũng cảm của một cô gái mở đường “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Chất tự sự khá đậm rõ: khi đơn vị hành quân qua con đường mòn, những chiến sĩ ra trận chỉ còn thấy hố bom và huyến tích về người con gái hi sinh. Giọng thơ không còn cứng cỏi, vang vang như trước nữa mà nó đã lắng xuống, trầm vọng như tiếng thở dài đấy thương cảm: “Em nằm dưới đất sâu”. Không thương cảm sao được khi biết rằng cô gái “nằm dưới đất sâu” giữa những hố bom nham nhở đang còn trẻ lắm; đấy là một trinh nữ anh hùng, một biểu tượng bất tử của tinh thần yêu nước Việt Nam: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Sự hy sinh của cô gái chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm vào bài thơ bằng những so sánh và hình ảnh đẹp trong thi phẩm. “Em…” trở thành “khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Đấy là một khoảng trời được tỏa sáng bởi tâm hồn người con gái nên đêm đêm “Những vì sao ngời chói lung linh”. Ta hầu như không còn thấy nữa sự tan hoang, chết chóc nữa, mà vượt lên tất cả, bao trùm tất cả là vẻ đẹp bao la, vĩnh hằng của thiên nhiên đất nước với sự hóa thân, dâng hiến của em: “Có phải thịt da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những vầng mây trắng/ Và ban ngày khoảng trời ngập nắng/ Đi qua khoảng trời em/ Vẫng dương thao thức/ Hơi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực…”. Ở đây có hai khoảng trời soi ngắm nhau; một khoảng trời “thật” trên cao có các vì sao, có mây trắng, có ánh nắng váng dương và một khoảng trời “ảo” – “Khoảng trời hố bom” – nằm trong đất có tâm hồn, thịt da, trái tim của người trình nữ dũng cảm. Hai khoảng trời ấy đều đẹp đẽ, lung linh và vĩnh hằng trong sự liên tưởng đẩy tài hoa của tác giả. Sự hy sinh của cô gái mở đường là những dâng hiến lưu lại vĩnh viễn trên mặt đất, non sông này: “Tên con đường là tên em gửi lại/ Cái chết em xanh khoảng trời con gái”.

Từ “Khoảng trời hố bom” đến “khoảng trời con gái” là sự thăng hoa bất ngờ của cảm xúc và trí tuệ mà hình như Trời đã “ban” cho Lâm Thị Mỹ Dạ. Cả bài thơ đều hay nhưng nếu được chọn câu hay nhất, tôi sẽ không ngần ngại để xuất câu “Cái chết em anh khoảng trời con gái”. Chủ đề tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật của bài thơ tập trung trọn vẹn trong câu thơ chỉ 8 âm tiết này.

Tuy nhiên, cái hay đạt độ tỉnh diệu của bài thơ không nằm ở đấy mà nó lung linh phát sáng bởi những so sánh, biểu tượng đây nghệ thuật sau khúc dạo đầu trên. Những liên tưởng: Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/Những vì sao ngời chói lung linh, những so sánh: Em nằm dưới đất sâu/Như khoảng trời đã nằm yên trong đất, nối tiếp nhau, bổ sung nhau, tôn vinh nhau làm nên vẻ đẹp và sức sống của bài thơ. Từ không đến có, từ hữu hạn đến vô hạn, từ cụ thể đến trừu tượng là điều tôi cảm nhận được ở hai câu kết: “Gương mặt em bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.

Đọc lại “Khoảng trời hố bom” sau hơn 40 năm tác phẩm ra đời, tôi càng thấm thía điều này: Thơ hay phải chứa trong nó những xúc cảm đấy đặn, những tư tường thời đại, gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân và được biểu hiện bằng những hình ảnh độc đáo mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Cách tân đến đâu, mới lạ về hình thức đến mấy mà rời xa, thoát ly dân tộc thì chắc chắn sớm hay muộn nó sẽ bị lãng quên như một số trường hợp người làm thơ trong mấy chục năm qua.

(cand.com.vn)

Trả lời 5 câu hỏi Đọc hiểu Lâm Thị Mỹ Dạ làm bài thơ Khoảng trời và hố bom

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề luận đề nào? Vấn đề luận đề đó được nêu lên ở phần nào của bài viết?

Trả lời

– Văn bản bàn về: bài thơ Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ.

– Vấn đề luận để đó được nêu lên ở nhan đề và câu đầu của bài viết.

Câu 2. Văn bản gồm máy luận điểm? Xác định nội dung của từng luận điểm đó.

Trả lời

– Văn bản gồm 4 luận điểm chính.

– Nội dung của các luận điểm:

+ Bài thơ như câu chuyện kể về sự hi sinh dũng cảm của một cô gái mở đường.

+ Sự hy sinh của cô gái chính là thông điệp…

+ Những so sánh, biểu tượng đầy nghệ thuật.

+ Sức sống của bài thơ.

Câu 3. Đọc luận điểm 2 và trả lời các câu hỏi a,b,c sau đây.

a) Xác định câu chứa luận điểm và vị trí, vai trò của nó trong luận điểm.
b) Nêu lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu nhất và nhận xét về mối quan hệ của nó với luận điểm.

c) Mục đích chính của luận điểm? Và vai trò của luận điểm đối với luận để?

Trả lời

a. Câu chứa luận điểm: Bài thơ như câu chuyện kể về sự hi sinh dũng cảm của một cô gái mở đường -> đứng ở đầu luận điểm.

b. Dẫn chứng, lí lẽ tiêu biểu nhất:

– Dẫn chứng: “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”.
Lí lẽ: Chất tự sự khá đậm rõ qua chi tiết: Khi đơn vị hành quân qua con đường mòn, những chiến sĩ ra trận chỉ còn thấy hố bom và huyền tích về người con gái hi sinh

->Làm sáng tỏ luận điểm: Bài thơ như câu chuyện kể về sự hi sinh

c. Mục đích chính của luận điểm: làm sáng tỏ một khía cạnh của luận đề – bài thơ Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 4. Phân tích cách kết hợp bằng chứng khách quan với ý kiến đánh giá chủ quan của tác giả và hiệu quả của chúng trong luận điểm 3.

Trả lời

Bằng chứng khách quan là những câu thơ được dẫn trực tiếp từ bài thơ nhằm làm sáng tỏ sự hy sinh tuyệt đẹp của cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường (Những vì sao ngời chói lung linh; Có phải thịt da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những vầng mây trắng/…)

– Ý kiến/đánh giá chủ quan của tác giả: Ở đây có hai khoảng trời soi ngắm nhau; một khoảng trời “thật” trên cao có các vì sao, có mây trắng, có ánh nắng vầng dương và một khoảng trời “ảo” – “Khoảng trời hố bom” – nằm trong đất có tâm hồn, thịt da, trái tim của người trinh nữ dũng cảm. Hai khoảng trời ấy đều đẹp đẽ, lung linh và vĩnh hằng trong sự liên tưởng đầy tài hoa của tác giả -> Đưa bằng chứng khách quan trước để làm cơ sở cho ý kiến/đánh giá chủ quan của tác giả. -> Việc kết hợp bằng chứng khách quan với ý kiến/đánh giá chủ quan của tác giả đã chứng, làm sáng tỏ luận đề: Sự hy sinh của cô gái chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm vào bài thơ bằng những so sánh và hình ảnh đẹp trong thi phẩm.

Câu 5. Em thích nhất ý kiến đánh giá chủ quan nào của tác giả? Hãy lí giải.

Trả lời

HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân
– Yêu cầu:
+ Xác định và trích dẫn đúng ý kiến chủ quan của tác giả thể hiện trong văn bản
+ Lí giải 2 lí do trở lên để bảo vệ ý kiến của mình.