Tuyển tập các đề Đọc hiểu Nhà mẹ Lê trắc nghiệm và tự luận hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
NHÀ MẸ LÊ
Đọc hiểu Nhà mẹ Lê (Trắc nghiệm) – Đề số 1
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 3. Chi tiết nào miêu tả ngoại hình bác Lê?
A. một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô.
B. bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác
C. mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.
D. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết.
Câu 4. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì: Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Cường điệu phóng đại
D. Nói giảm nói tránh
Câu 5. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa nhan đề Nhà mẹ Lê.
A. Nhan đề “Nhà mẹ Lê” gợi lên hình ảnh một căn nhà nhỏ, tuềnh toàng.
B. Nhan đề “Nhà mẹ Lê” gợi hình ảnh về một ngôi nhà lụp xụp, chật chội và hoàn cảnh đáng thương: Đông con, đói khổ.
C. Nhan đề “Nhà mẹ Lê” gợi ý nghĩa: Họ là những con người có chung huyết thống, biết yêu thương, đùm bọc nhau vượt qua cảnh đói khổ.
D. Nhan đề “Nhà mẹ Lê” gợi hình ảnh những con người nghèo khổ mà lương thiện.
Câu 6. Dòng nào khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích?
A. Cuộc sống nghèo khổ, đáng thương của mẹ con bác Lê
B. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng của mẹ con bác Lê
C. Những mơ ước về cuộc sống ấm no của mẹ con bác Lê
D. Nỗi buồn của bác Lê về gia cảnh.
Câu 7. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật?
A. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của tình người giữa mẹ con bác Lê
B. Tố cáo xã hội tàn ác đã gây nên nỗi khổ cho con người, đẩy họ vào bước đường cùng
C. Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê
D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân, nhà văn đã mở ra con đường giải phóng cho họ.
Câu 8. Qua đoạn trích, em hiểu được điều gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
Trả lời:
Qua đoạn trích, ta có thể thấy hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám rất khổ sở, cơ cực và nghèo đói. Qua đó có thể thấy được tấm lòng yêu thương, trân trọng và biết đồng cảm của nhà văn Thạch Lam cho hoàn cảnh của gia đình mẹ Lê nói riêng và người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung.
Câu 9. Hãy kể tên những tác phẩm đã học hoặc đã đọc viết cùng đề tài với Nhà mẹ Lê.
Trả lời:
Những tác phẩm mà em đã học hoặc đã đọc cùng đề tài với Nhà mẹ Lê là: Chí Phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao) và Tắt đèn (Ngô Tất Tố).
Đọc hiểu Nhà mẹ Lê (Trắc nghiệm) – Đề số 2
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản nhà mẹ Lê
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2: Câu nào dưới đây khái quát đúng nội dung chính của truyện ngắn:
A. Khung cảnh vùng nông thôn tiêu điều, xơ xác.
B. Gia cảnh, cuộc đời nghèo túng, cơ cực của nhà mẹ Lê.
C. Cuộc sống làm nông bần hàn của nhà mẹ Lê.
D. Tình cảm làng xóm giữa những người dân ngụ cư.
Câu 3: Xác định nhân vật chính của truyện ngắn trên.
A. Ông Bá
B. Bác Đối
C. Mẹ Lê
D. Thằng Hy
Câu 4: Xác định ngôi kể của truyện.
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 5: Tác giả đã chọn điểm nhìn nào?
A. Từ nhân vật “mẹ Lê”
B. Từ nhân vật “con Tý”
C. Từ nhân vật “bác Đối”
D. Từ một người giấu mình
Câu 6: Những người dân “ngụ cư” được hiểu như thế nào?
A. Những người trú ngụ trong một ngôi nhà
B. Những người không có nơi ở
C. Những người sinh sống ở một nơi không phải quê hương của mình
D. Những người ở nhờ trong nhà của người khác
Câu 7: Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào có sử dụng biện pháp nghệ thuật chêm xen?
A. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn.
B. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.
C. Những tiếng nói chuyện trong sương lúc mờ sáng của các người hàng sáo gánh gạo kĩu kịt trên đò để đem xuống huyện bán, người ta không nghe thấy nữa.
D. Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ.
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Lặt vặt
B. Rủ rỉ
C. Chán nản
D. Nhăn nheo
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không được phản ánh trong truyện:
A. Tình nghĩa làng xóm
B. Tình mẫu tử
C. Tình yêu quê hương, đất nước
D. Sự vất vả, cực khổ của người nông dân
Câu 10: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô.”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Liệt kê
D. So sánh
Câu 11: Trong truyện ngắn trên, giọng điệu của nhà văn như thế nào?
A. Nhẹ nhàng, sâu lắng
B. Mạnh mẽ, gân guốc
C. Tươi vui, rộn ràng
D. Nhẹ nhàng, man mác buồn
———————————-
Trên đây Tramvanhoc đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nhà mẹ Lê. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc các em học tốt!