Đọc hiểu Tôi Thích Làm Vua

Bình chọn

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tôi Thích Làm Vua hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Tôi thích làm vua

Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa. Ba làng có ba cái chợ, chẳng thua ai. Mỗi làng có một cái trường dù một cây mái cũng là trường.

Cù lao của tôi thua nơi khác là không có xe hơi, nhưng có xe ngựa, xuồng ghe thì không đâu bằng. Tàu không có, nhưng ngày nào lũ nhỏ cũng lao xuống thấy tàu chạy lên chạy xuống. Cái thú vui của lũ nhỏ chúng tôi là nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến. Cái mà dân cừ lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát.

Ai muốn xem hát phải xuống xuồng băng qua sông, nghe đâu hồi tôi chưa đẻ, có người mê hát đến nỗi chị chìm xuồng chết trôi. Có lẽ cù lao tôi không có gánh hát mà người ta chê nó bằng hai câu ca dao:

Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa

Ba làng nhập lại không ra cái làng nào

Cả năm mới có một gánh hát về một lần vào dịp cúng đình. Gánh đó về là do công của chú tôi. Nghe ba tôi kể, chú tôi sanh non ngày non tháng, lớn lên bị èo uột, bịnh hoạn luôn. Thấy vậy ông bà mới cho chú học chữ nho để hốt thuốc. Trước là trị cho mình, sau đó là làm phước cho bà con. Lớn lên, bỏ nhà đi hoang. Nhờ biết chữ nho, đọc được sách Tàu, biết nhiều tuồng tích, rồi trở thành thầy tuồng. Hồi đó, tôi không được nghe tiếng soạn giả và đạo diễn, chỉ nghe có tiếng thầy tuồng, chú tôi vừa viết vừa tập cho đào kép và dàn dựng, làm luôn nghề đạo diễn. Gánh đó về là vì nể vì thương cho chú tôi, chớ ai về chi cái đất cù lao, lúc nào cũng sóng gió.

……………………….

Sau này đi bộ đội, tôi là một “cây văn nghệ” của anh em. Tôi hay sắm tuồng, diễn kịch ở những nơi đóng quân. Nhờ đó khi chuyển ngành tôi được cấp trên cho đi học nghề đạo diễn. Vào nghề đạo diễn tôi lại nhớ lời của chú tôi, tôi coi đó như bài học vỡ lòng trong cuộc đời làm sân khấu – và càng ngày tôi càng thấm thía hơn ai là người thực cho cuộc đời, ai là người cho sân khấu.

Tiếc thay, bây giờ quanh tôi vẫn còn những người thích làm vua.

Đọc hiểu Tôi Thích Làm Vua – Đề số 1 (Trắc nghiệm)

Câu 1: Thú vui của những đứa trẻ nhỏ trạc tuổi tác giả ở cù lao là gì?

A. Chơi các trò chơi dân gian trên bờ ven sông

B. Nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến

C. Được cha mẹ dẫn đi phiên chợ bên ngoài cù lao

Câu 2: Gánh hát về cù lao vào thời gian nào trong năm?

A. Dịp Tết Nguyên Đán hàng năm

B. Dịp cúng Đình

C. Dịp trung thu khi trăng tròn

Câu 3: Tại sao nhân vật Tôi trong truyện lại thích đóng vai vua?

A. Vua mặc áo con rồng, được ngồi trên cao, ghế ngồi gọi là ngai vàng, trong tay có một cục gì đó (chắc là nặng lắm) mỗi lần đập xuống bàn thì rung rinh cả thiên hạ, nhứt hô bá ứng, muốn xử ai thì xử, muốn gì được nấy, ….

B. Vì làm vua rất ngầu

C. Vì nhân vật tôi thích thế

Câu 4: Người chú để lại vai vua cho ai đóng?

A. Nhân vật Tôi

B. Thằng út

C. Thằng Đực

Câu 5: Sau này khi không làm bộ đội nữa, nhân vật Tôi theo nghề nào?

A. Diễn viên

B. Nghệ sĩ hài kịch

C. Đạo diễn

Trả lời câu hỏi

Câu 1. B => Thú vui của những đứa trẻ nhỏ trạc tuổi tác giả ở cù lao là nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến

Câu 2. B => Gánh hát về cù lao vào dịp cúng Đình

Câu 3. A => Nhân vật Tôi trong truyện lại thích đóng vai vua vì vua mặc áo con rồng, được ngồi trên cao, ghế ngồi gọi là ngai vàng, trong tay có một cục gì đó (chắc là nặng lắm) mỗi lần đập xuống bàn thì rung rinh cả thiên hạ, nhứt hô bá ứng, muốn xử ai thì xử, muốn gì được nấy, ….

Câu 4. C => Người chú để lại vai vua cho thằng Đực đóng

Câu 5. C => Sau này khi không làm bộ đội nữa, nhân vật Tôi theo nghề đạo diễn

Đọc hiểu Tôi Thích Làm Vua

Đọc hiểu Tôi Thích Làm Vua – Đề số 2

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Tôi thích làm vua là văn bản truyện?

Câu 2: Theo bạn, văn bản trên được kể theo điểm nhìn của ai? Cách kể đó có tác dụng gì?

Câu 3: Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật “tôi” và người chủ về việc phân vai trong vở tuồng trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật?

Câu 4: Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật người chủ gánh diễn.

Câu 5: Từ thông điệp của truyện, hãy viết đoạn văn ngắn để trình bày.

Trả lời câu hỏi 

Câu 1:

– Tôi thích làm vua là một văn bản truyện, bởi vì:

+ Nó có câu chuyện được xây dựng trên các sự kiện, các nhân vật và các mối quan hệ giữa nhân vật và sự kiện đó. Truyện có nhân vật tôi, những đứa nhỏ cù lao, người chủ gánh diễn, thằng Đực,…

+ Tôi thích làm vua có một cấu trúc rõ ràng, gồm một bối cảnh, một mục tiêu và một câu chuyện được xây dựng dựa trên các sự kiện và tình huống trong câu chuyện. Từ đó, tác giả muốn truyền tải thông điệp đến người đọc.

+ Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của tác giả, có những lời đối thoại của nhân vật và được kể với phong cách phong phú, đặc sắc.

Câu 2:

– Văn bản trên được kể theo điểm nhìn của Tôi – ngôi kể truyện thứ nhất. Vậy nên, điểm nhìn của truyện trùng với nhân vật chính, trùng với tác giả của truyện. Tuy nhiên, ngôi kể truyện thứ nhất này lại là Tôi ở thời điểm hiện tại kể về quá khứ, chứ không phải tôi trong quá khứ kể chuyện.

– Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: Giúp cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, điểm nhìn của người trưởng thành cũng khiến cho thông điệp tác giả muốn truyền tải được rõ ràng hơn.

Câu 3:

Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật “tôi” và người chủ về việc phân vai trong vở tuồng trong truyện cho thấy rằng nhân vật người chủ gánh xiếc là người trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sống và cả kinh nghiệm trong công việc. Ông rất uyên bác và hiểu biết về các nhân vật. Trong khi đó thì người cháu còn nhỏ tuổi, có sở thích riêng và chưa thực sự hiểu sâu về cuộc sống cũng như về nhân vật mà bản thân mình muốn diễn. Vậy nên, lúc đầu người cháu thích vai diễn vua nhưng khi nghe người chú giải thích, cậu bé đã có cái nhìn khác về những nhân vật này.

Câu 4:

Người chủ gánh diễn là một người uyên bác, có kinh nghiệm sống và hiểu lòng người, là một người đáng khâm phục. Với nghề diễn của mình, người chủ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công việc, nhưng vẫn luôn nỗ lực và cố gắng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy nên, khi lựa chọn nhân vật, thực chất ông luôn có suy nghĩ của mình. Sự hiểu lòng người của người chủ gánh diễn uyên bác cũng được thể hiện qua cách họ đối xử với những đứa trẻ và với nhân vật tôi. Ông tôn trọng ý kiến của mọi người, đồng thời cũng giỏi lắng nghe để đưa ra những giải pháp hợp lý giải quyết các vấn đề.

Câu 5:

Vai diễn vua trên sân khấu kịch thường được xem là những vai diễn vô cùng quan trọng và cao quý, được đánh giá là cột mốc trong sự nghiệp diễn xuất của nhiều diễn viên. Tuy nhiên, thực tế để diễn được vai vua không phải lúc nào cũng bộc lộ được tài năng diễn xuất của diễn viên. Thật vậy, vai diễn vua thực chất là những người ưa hư vinh, quan tâm đến hào quang của một bậc đế quân, thỏa mãn khát vọng được đứng trên cao ai ai cũng phải lắng nghe, hơn là tâm huyết với nghề diễn. Trên sân khấu, họ có thể thể hiện được sự độc tôn và quyền lực của mình, song ở ngoài đời thường, họ lại thường xuyên bị cuốn vào những cuộc tranh đấu và ghen tuông vô cùng vô nghĩa. Vậy nên, thay vì nói họ đang diễn, phải nói họ đang dựa vào ánh hào quang trên sân khấu để thỏa mãn lòng hư vinh của bản thân mình.