Giải thích nội dung câu thơ Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

Bình chọn

Đề bài: Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.

Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.

Bài làm

I. Mở bài

– Dẫn dắt trích dẫn nhận định

– Nêu vấn đề

II.Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ

– Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta: Một đất nước giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại.

– So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của người con gái họ Vương: Người con gái có tài có sắc có cả phẩm hạnh đáng quí nhưng người con gái ấy lại có số phận bất hạnh long đong chìm nổi.

– Số phận của kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: Tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau.

– Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Chạnh thương: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn ở họ.

Giải thích nội dung câu thơ Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

2. Phân tích chứng minh

a. Vẻ đẹp tài sắc, đức hạnh của Kiều

– Kiều là cô gái có nhan sắc tuyệt trần (D/c, phân tích)

– Kiều là cô gái thông minh tài hoa (D/c, phân tích)

– Kiều là cô gái có phẩm chất tâm hồn đáng quí (D/c, phân tích)

b. Kiều có cuộc sống khổ cực truân chuyên

– Tình yêu sớm bị dập vùi tan nát (D/c, phân tích)

– Bản thân trở thành món hàng mua đi bán lại (D/c, phân tích)

– Bị đánh đập , lừa gạt, chà đạp tàn nhẫn đến mức tuyệt vọng (D/c, phân tích).

c. Đánh giá: Số phận của Kiều là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa . Số phận ấy có ý nghĩa tố cáo xã hội bất công, đặc biệt là đối với người phụ nữ.

Tác giả thể hiện rõ cái nhìn nhân đạo, tiến bộ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Cảm thương, trân trọng.

III. Kết bài

– Khẳng định hai câu thơ giúp người đọc thêm hiểu, thêm trân trọng nhân vật Thúy Kiều, về giá trị Truyện kiều của Nguyễn Du.

– Liên hệ: Người phụ nữ ngày nay có quyền bình đẳng, được tôn trọng, đã và đang phát huy vai trò đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.