Giới thiệu tác giả An-đéc-xen về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và các giải thưởng/danh hiệu.
1. Tiểu sử, cuộc đời
a. Tiểu sử
– Những nét khái quát về tác giả An-đéc-xen: An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen
– Quê quán: nhà văn người Đan Mạch
– Nghề nghiệp: Nhà thơ, tiểu thuyết gia
b. Cuộc đời
– Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
– Đời sống tình duyên gặp nhiều trắc trở và đau khổ khi không được đáp trả tình cảm. Nhiều ý kiến cho rằng ông là người đồng tính luyến ái.
2. Sự nghiệp văn học
+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.
+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý
+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các âu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…
3. Phong cách sáng tác
+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.
+ Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
4. Các giải thưởng/ danh hiệu
– Giải Hans Christian Andersen do “Ban Quốc tế về Sách cho giới trẻ” thiết lập, được trao 2 năm một lần cho tác giả và họa sĩ minh họa của các tác phẩm văn học thiếu nhi xuất sắc.
– Giải Văn học Hans Christian Andersen, một giải thưởng dành cho các nhà văn quốc tế, được thành lập từ năm 2010.
– Những truyện của Andersen đã đặt nền tảng cho các truyện thiếu nhi kinh điển khác, chẳng hạn như Wind in the Willows của Kenneth Grahame và Winnie the Pooh của A.A. Milne.
– Ngày 2 tháng 4 hàng năm – ngày sinh của Andersen – là Ngày Sách Thiếu nhi Quốc tế.
– Năm 2005 – kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen – được Đan Mạch gọi là “Năm Andersen”, và được nhiều nước trên thế giới tưởng niệm
– Tại Hoa Kỳ có các tượng Andersen ở Công viên Trung tâm của thành phố New York, ở Công viên Lincoln của thành phố Chicago và ở Solvang, California – một thành phố do các người Đan Mạch lập nên.
– Thành phố Funabashi (Nhật Bản) và Thượng Hải (Trung Quốc) có một công viên giải trí dành cho thiếu nhi mang tên Andersen. Các khách trẻ tới thăm công viên này ở Thượng Hải có thể chơi và thi đấu các trò chơi liên quan tới các truyện thần kỳ của Andersen.