Giới thiệu tác giả Anh Thơ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Anh Thơ là một trong những nữ thi sĩ, bông hoa xinh đẹp của diễn đàn thơ ca Việt Nam. Các trang sách của bà để lại đã vẽ lên những bức tranh làng quê gian dị, mộc mạc, dân dã, khiến người đọc như đang đứng giữa vùng quê bình yên. Cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Anh Thơ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà thơ tài hoa, xinh đẹp của nền văn học nước nhà nhé!

Tiểu sử

– Nhà thơ Anh Thơ, tên thật là Vương Anh Kiều, bà sinh ngày 25 tháng 1 năm 1918 tại thị trấn Ninh Giang,Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, mất ngày 14 tháng 3 năm 2005 ở Hà Nội.

– Bút danh: ban đầu là Hồng Anh sau đổi thành Anh Thơ, ngoài ra bà còn có biệt danh Tuyết Anh, Hồng Minh.

– Quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

– Gia đình: cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp

– Do công việc của cha nên Anh Thơ di chuyển nhiều nơi, đổi nhiều trường học từ Hải Dương sang đến Thái Bình rồi về Bắc Giang mà bà vẫn chưa tốt nghiệp bậc tiểu học.

Giới thiệu tác giả Anh Thơ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Mặc dù không được đi học nhiều ở trường học nhưng Anh Thơ lại rất thích văn học, bởi vốn nhà ngoại là gia đình nho giáo, mặt khác thì do cuộc sống nhàm chán, buồn tẻ.

– Sự nghiệp văn chương của bà bắt đầu từ năm 17 tuổi, với tập “Bức tranh quê” nhà thơ được nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn.

– Sau đó thì bà tham gia vào viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác.

– Gần đến cuộc Cách mạng tháng Tám, Anh Thơ tham gia vào Việt Minh năm 1945, bà từng giữ chức vụ Bí thư huyện Hội phụ nữ 4 huyện thời đó: Việt Yên, Lục Ngạn, Bắc Sơn, Hữu Lũng (Bắc Giang). Sau đó bà trở thành ủy viên thường vụ Tỉnh hội phụ nữ hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.

– Anh Thơ là một trong những hội viên sáng lập đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957 và là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I và II.

– Từ năm 1971 đến năm 1975 bà giữ chức biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới.

– Ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học & Nghệ thuật Hà Nội.

Tác phẩm

+ Bức tranh quê (thơ, 1939) 45 bài thơ

+ Xưa (thơ, in chung, 1942)

+ Răng đen (tiểu thuyết, 1943)

+ Hương xuân (thơ, in chung, 1944)

+ Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957)

+ Theo cánh chim câu (thơ, 1960)

+ Đảo ngọc (thơ, 1964)

+ Hoa dứa trắng (thơ, 1967)

+ Sang Thu ( thơ, 1977)

+ Mùa xuân màu xanh (thơ, 1974), 39 bài thơ

+ Quê chồng (thơ, 1979)

+ Lệ sương (thơ, 1995)

+ Cuối mùa hoa (thơ, 2000)

+ Hồi ký Anh Thơ (hồi ký, 2002, gồm 3 tập: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng sông chia cắt)

+ Bến đò bên sông

Giải thưởng, vinh danh

– Giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn năm 1939 với tập thơ Bức tranh quê.

– Tặng thưởng của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 1956 với truyện thơ Kể chuyện Vũ Lăng.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I năm 2001.

– Nhà thơ Anh Thơ được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Phong cách sáng tác

Anh Thơ yêu thơ văn thắm thiết, bà trao tâm hồn, trái tim, tình yêu thiên nhiên quê hương vào từng dòng thơ của mình. Bà mang phong cách làng quê đặc biệt, chuyên tả những hình ảnh đời thường như phiên chợ, đứa bé quét sân, vài bà cụ ngồi bắt chấy cho nhau,rặng chuối, hoa mướp, đom đóm,… Những bức tranh ấy kết hợp làm nổi bật lên sự giản dị, mộc mạc, dân dã của làng quê cũng là trong tâm hồn của nhà thơ. Cấu trúc, hình thức trong bài thơ của Anh Thơ không giống như truyền thống, có câu đề, thực, luận, kết, nối nhau chặt chẽ hay sự đăng đối cầu kì như của đường luật, bà làm thơ như phong cách riêng của bản thân mình tự do, tự tại, không dễ dàng chịu sự ràng buộc. Tựa một đóa hoa mang màu sắc riêng trong vườn hoa thi ca. Đồng thời, nội dung trong thơ của nhà thơ mang tầng ý nghĩa cao cả khi thể hiện khát vọng khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời, về tâm tình, hình ảnh với những nét đẹp bình dị cũng như những người phụ nữ cán bộ đã anh dũng, hy sinh thầm lặng, đóng góp sức mình để dành chiến thắng cho dân tộc.