Giới thiệu tác giả Ba-sô (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Giới thiệu tác giả Ba-sô về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và những nhận định.

Giới thiệu tác giả Ba-sô về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và những nhận định.

1. Tiểu sử, cuộc đời

a. Tiểu sử

– Ba-sô (1644-1694) tên thật là Masuo Bashô (Tùng Vĩ Ba Tiêu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản.

– Quê ở tỉnh Iga (nay là tỉnh Miê).

– Gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ cấp thấp.

– Ông mất ở Ô-sa-ka khi mới 50 tuổi.

b. cuộc đời

– Năm mới được 9 tuổi, ông vào lâu đài Ueno làm tùy tùng cho một lãnh chúa và trở thành bạn thân thiết với con trai vị lãnh chúa.

– Ông bắt đầu được Kitamura Kigin rèn tập, và có bài thơ đầu tay năm ông mới 18 tuổi được nhiều người biết đến.

– Năm 1666, ông đến Kyotō và sống ở đây 5 năm, tiếp tục đọc văn học Nhật Bản cổ đại, nghiên cứu văn học Trung Quốc và cả thư pháp.

– Mùa xuân năm 1672, sau một thời gian về quê chừng vài tháng, ông dời lên sống ở Edo.

2. Sự nghiệp sáng tác

* Tác phẩm chính

– Đông nhật (Fuyu no hi, 1684), 5 tập, viết chung với bạn thơ.

– Nhật ký phơi thân đồng nội (Nozarashi kiko, dã sái kỷ hành, 1685)

– Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ.

– Nhật ký hành trình Kashima (Kashima kiko, 1687)

– Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kubun, cập chi tiểu văn, 1688)

– Nhật ký về thôn Sarashina (Sarashina kiko, 1688)

– Lối lên miền Oku (Oku no hoshomichi, áo chi tế đạo, 1689)

– Áo rơm cho khỉ (Sarumino, viên thoa, 1691)

– Nhật ký Saga (Saga nikki, 1691).

3. Phong cách nghệ thuật

– Cảm thức cô tịch, cô đơn nhưng là “niềm cô đơn huy hoàng”; là cảm thức của sự tĩnh mịch tuyệt đối.

– Cảm thức về sự hội ngộ giữa cái đẹp và tính giản dị, tâm hồn và thiên nhiên, tính chất phác, mộc mạc và cái sâu thẳm, tuyệt diệu.

4. Đánh giá, nhận định

– Reginald Horace Blyth (1898-1964), tại trang 6 cuốn Japanese life and Character in Senryu (Hokuseido, Tokyo, 1960) khi nhìn nhận hiện tượng Bashō, đã viết bằng lời tôn vinh hết mực: Nước Nhật sinh ra cùng với Bashō vào năm 1644. Ông chính là người đã sáng tạo ra linh hồn của Nhật Bản.

– Nguyễn Nam Trâm đã nhận định rằng qua hai tập sách Matsuo Basho – bậc đại sư thơ haiku và Con đường hẹp vào chiều sâu tâm thức.