Giới thiệu tác giả Bế Kiến Quốc (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Bế Kiến Quốc về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Bế Kiến Quốc về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Bế Kiến Quốc (1949 – 2002)

– Quê quán: Nam Định.

– Ông là đảng viên Đảng CSVN. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1981

Giới thiệu tác giả Bế Kiến Quốc (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

2. Sự nghiệp

– Từ năm 1970 – 1977, nhà thơ Bế Kiến Quốc làm công tác phong trào ở Ty văn hoá Hà Tây.

– Từ năm 1977 – 2000, ông chuyển công tác về tuần báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, làm Trưởng ban Thơ và Thư ký toà soạn.

– Từ năm 2000 – 2002, ông là Tổng biên tập báo Người Hà Nội thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.

3. Tác phẩm

Những dòng sông (thơ, in chung, 1979)

Chú ngựa mã sao (truyện thơ thiếu nhi, 1979)

Dòng suối thần kỳ (truyện thơ thiếu nhi, 1984)

Cuối rễ đầu cành (thơ, 1994)

Mãi mãi ngày đầu tiên (thơ, 2002)

Đất hứa (thơ 2003).

4. Phong cách sáng tác

Thơ Bế Kiến Quốc giàu suy ngẫm với nhiều ý tưởng lạ, nhưng ông không nghiêng hẳn về phía trình bày những khám phá nội tâm đang day dứt, ám ảnh con người hiện đại, mà luôn có ý hướng sự tìm tòi của mình về phía đời sống lớn lao ở chung quanh chúng ta.

5. Giải thưởng – vinh danh

Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1969 (bài thơ Những dòng sông).

Giải thưởng cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi năm 1979 và 1985.

Giải thưởng cuộc thi viết về tài trí Việt Nam, năm 1995-1996 của tạp chí Thế giới mới.

Giải thưởng cuộc thi ký của báo Sài Gòn giải phóng, năm 1985 và cuộc thi ký của Đài Tiếng nói Việt Nam, 1986.

Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2002.

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.

6. Nhận định và bình luận

– “Từ những bài thơ đầu tay hồi sinh viên cho tới những sáng tác sau này về thân phận, về những nỗi buồn thấm thía trong đời con người, ở đâu ta cũng thấy một nhân cách thơ Bế Kiến Quốc” – Hữu Thỉnh