Giáo sư Cao Huy Thuần – người thầy tài hoa luôn chứa đựng một tâm hồn tinh tế yêu thương con người và trân trọng tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương. Đến với bài viết Giới thiệu tác giả Cao Huy Thuần (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) chúng ta sẽ hiểu thêm đôi chút về nhà văn.
Tiểu sử
– Cao Huy Thuần sinh ra tại Huế
– Học vấn: học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960)
Sự nghiệp
– Từ năm 1962 đến năm 1964 ông tham ra giảng dạy tại đại học Huế
– Năm 1964: ông cho xuất bản tờ báo Lập Trường trước khi qua Pháp du học.
– Đầu năm 1969, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris
– Ông từng giữ chức vụ giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie.
– Trước khi về hưu thì ông làm giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp.
– Cao Huy Thuần cũng rất thường xuyên về Việt Nam và tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, xã hội.
– Ông đã cho in rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về lĩnh vực khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Với tiếng Việt thì ông cũng đã in, viết rất nhiều các bài báo tại Việt Nam và được đánh giá là các tác phẩm văn chương chính trị.
Tác phẩm
– Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta (Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo) (NXB TP Hồ Chí Minh, 2000; tái bản: NXB Hồng Đức/Khai Tâm, 2017)
– Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 (NXB Tôn giáo, 2002; tái bản NXB Hồng Đức/Phương Nam, 2014)
– Từ Đông sang Tây (chủ biên cùng với Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính) NXB Đà Nẵng, 2005)
– Tôn giáo và xã hội hiện đại (NXB Thuận Hóa/Phương Nam, 2006; tái bản: NXB Hồng Đức/Khai Tâm, 2017)
– Nắng và Hoa (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2006; tái bản: NXB Văn Hóa Văn Nghệ, 2013)
– Thế giới quanh ta (NXB Đà Nẵng, 2007)
– Thấy Phật (NXB Tri Thức/Phương Nam, 2009; tái bản 2013)
– Khi tựa gối khi cúi đầu (NXB Văn Học/Nhã Nam, 2011; tái bản NXB Tri Thức/Khai Tâm, 2017)
– Chuyện trò (NXB Trẻ, 2012; tái bản 2013, 2014, 2016, 2020)
– Nhật ký sen trắng (NXB Trẻ 2014; tái bản lần thứ 5, 2020)
– Sợi tơ nhện (NXB Trẻ, 2015; tái bản 2015)
– Đến với Phật cùng tôi (NXB Hồng Đức, 2016)
– Người khuân đá. (NXB Trẻ, 2018)
– Sen thơm nắng hạ quê mình (NXB Tri Thức/Khai Tâm, 2020)
– Im lặng như lời chia tay. (NXB Khai Tâm/Đà Nẵng, 2022)
Giải thưởng
Năm 2017 ông được Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hoá và giáo dục”
Phong cách sáng tác
Không giống như các nhà văn khác, Cao Huy Thuần hướng tâm hồn mình đến với những triết lý, những câu chuyện mang theo tầng tầng lớp lớp những ẩn nghĩa, ẩn dụ… sâu sắc được giấu nhẹm bên trong. Tựa như một cái kho tàng bí mật, nếu biết cách khám phá, bóc lớp từng tầng ý nghĩa thì mới có thể thấy hết được những điều ý nghĩa cao cả trong đó.
Những tác phẩm của nhà văn có ngôn từ bình dị, phong phú, dù cho có sinh sống ở nơi đất khách thì ông vẫn thể hiện được trình độ hiểu biết sâu rộng về quê hương, trân trọng những nét đẹp trong văn hóa phong tục của dân tộc. Kết hợp nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng, miêu tả nên những bức tranh không gian sống động, ở mọi khung cảnh khác nhau, về lịch sử, phật, văn hóa,… Điều đó thể hiện được tâm hồn một người con yêu quê hương đất nước, muốn bàn luận về những vấn đề trong sự hình thành, phát triển nhận thức, tình cách, hành động của con người. Trong tác phẩm “Cây diêm cuối cùng” ví dụ minh chứng cho phong cách sáng tác độc đáo của nhà văn, sự sáng tạo, thủ thuật truyện ngắn đã đưa câu chuyện xoay quanh ở mọi góc nhìn, thúc đẩy cái nhìn về tình cảm thương yêu lẫn nhau của con người trong hoàn cảnh. Và đem tới bài học ý nghĩa nhân văn, con người có thể vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy khi họ biết đoàn kết và yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Nhận định, đánh giá
– GS.Cao Huy Thuần: “Văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng không có quốc tịch Việt kiều” ông khẳng định trong sự quyết liệt về “mình” ở phần mở đầu tại lễ nhận giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ X (24-3)
– Nguyễn Duy: “một cây bút quen thuộc trong cộng đồng tiếng Việt, đặc biệt gần với những ai có quan hệtrực tiếp hoặc có mối quan tâm tới đạo Phật và văn hóa Phật giáo”