Giới thiệu tác giả Chính Hữu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Chính Hữu về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Chính Hữu về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Nhà thơ Chính Hữu (1926 – 2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

– Quê ông ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông là một nhà thơ Việt Nam trưởng thành trong thời kì chiến tranh, thơ ông chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

 

2. Sự nghiệp

– Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám.

– Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội.

– Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).

– Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông.

3. Tác phẩm tiêu biểu

Nhà thơ Chính Hữu có rất nhiều sáng tác hay trong đó có:

– Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966) gồm 24 bài.

– Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1977)

– Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1988)

4. Phong cách sáng tác

– Chính Hữu là một nhà thơ quân đội, trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mình ông luôn gắn bó với màu áo xanh của người lính. Những sáng tác của ông đều cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng của nước nhà. Là một người lính khi viết thơ về người lính ông luôn mang đến những lời tốt đẹp dành cho họ. Nói về thơ của mình, về nghề chính tác giả Chính Hữu cũng tâm sự rằng: “Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang”.

– Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu có bài thơ Đồng chí, bài thơ đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc một bài thơ xuất sắc. Bằng những cảm nhận chân thật nhất tác giả đã viết và thể hiện tình đồng chí giữa các chiến sĩ, tình thương gắn bó giữa nhân dân ta. Bài thơ khơi dậy cho độc giả nhiều cảm xúc mạnh liệt, đây là một trong những bài thơ hay về người lính cách mạng Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt hai), năm 2000 cho tác phẩm Đầu súng trăng treo

– Huân chương Độc lập hạng Nhì

6. Nhận định, bình luận

– Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: “Chính Hữu là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính.

– Bà Nguyễn Thị Xuân Lịch, vợ nhà thơ cho biết: “Cuốn nhật ký của Chính Hữu đã giúp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tìm hiểu thực tế chiến đấu của Trung đoàn với những cán bộ có tài như Vũ Yên, Vũ Lăng, Siêu Hải, Hoàng Phương và xây dựng nhân vật Loan trong tác phẩm Sống mãi với Thủ đô. Với việc sáng tác thơ, ông không bao giờ vội vàng công bố mà thường chỉnh sửa rất lâu cho hoàn thiện, khi nào thật vừa ý mới cho đăng”.

– “Chính Hữu là một nhà thơ tài năng, có cảm hứng sáng tác độc đáo mà sâu sắc, chặt chẽ, cẩn thận trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có” – Nhà văn Hồ Phương