Chu Văn An – người thầy được mệnh danh là “Vạn thế sư biểu” của Việt Nam. Ông không chỉ là một người thầy chín chắn, liêm chính, mà còn là người thầy thuốc của muôn dân. Cùng tìm hiểu về nhà giáo Chu Văn An qua bài viết Giới thiệu tác giả Chu Văn An (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Chu Văn An (6 tháng 10 năm 1292 – 1370) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt , là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
– Bút danh: Tiều Ẩn.
– Thụy hiệu: Văn Trinh.
– Quê quán: làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
– Học vấn: đã từng đỗ Thái học sinh (Tương đương với tiến sĩ).
Sự nghiệp
– Sau khi đỗ Thái học thì ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch.
– Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
– Vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ông ra làm tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai.
– Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám.
– Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Tác phẩm
– Thất trảm sớ
– Tiều ẩn thi tập
– Tiều ẩn quốc ngữ thi tập
– Tứ thư thuyết ước (tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học)
– Giang đình tác
– Linh sơn tạp hứng
– Miết trì
– Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
– Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân
– Xuân đán
Vinh danh
– Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
– Tên ông còn được đặt tên cho các công trình công cộng, như đường phố, trường học.
– Tượng Chu Văn An tại Văn Miếu Trấn Biên – Đồng Nai.
– Năm 2018, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ khoa học về danh nhân Chu Văn An để đề nghị UNESCO phối hợp tổ chức kỷ niệm 650 năm ngày mất của ông vào năm 2020.
Phong cách sáng tác
– Nhiều tác phẩm của ông hiện tại bị thất lạc cũng có tác phẩm bị tiêu hủy một phần nội dung, làm tài liệu mật nhưng qua một số tác phẩm còn sót lại thì cũng cho người đọc thấy được tầm nhìn rộng lớn, quan điểm sáng giá, triết lý đúng đắn, chuẩn mực của ông.
– Tác phẩm “Tứ thu thuyết ước” thể hiện kiến thức uyên thâm trong giáo dục của Chu Văn An.