Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Chu Văn Sơn – một người thầy, một nhà văn, nhà phê bình lý luận văn học xuất sắc, tài hoa, đã để lại cho đời những trang sách về văn học rất đỗi đặc biệt, soi sáng con đường về trí thức văn học cho những thế hệ non trẻ phía sau. Cùng tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Nhà văn Chu Văn Sơn sinh năm 1962 tại thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa – mất ngày 18 tháng 4 năm 2019.

– Học vấn: Tốt nghiệp cấp 3 tại Trường chuyên Hàm Rồng. Tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy được bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.

Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp thì ông Chu Văn Sơn đã trở thành giảng viên của Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định), sau đó thì trở thành giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986.

– Trong sự nghiệp trồng người, nhà văn thường giảng một số chuyên đề cho học sinh giỏi văn trường chuyên Lam Sơn trong mỗi kỳ thi ôn luyện thi học sinh giỏi văn toàn quốc khi nhà trường có nhu cầu, và một số chuyên đề nâng cao cho học viên sau đại học.

– Ngoài làm nhà giáo,ông còn là nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học xuất sắc.

Tác phẩm

– Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như:  Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.

– Những bài viết của nhà văn về một số tác giả: Nguyên Hồng, Hoàng Cầm, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Hoàng Ngọc Hiến, Lưu Đức Trung, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi…

– Ba đỉnh cao thơ mới

– Thơ Mới – điệu hồn và cấu trúc

– Hàn Mạc Tử – một hành trình sáng tạo

– Nguyễn Đăng Mạnh tuyển tập

– Đa mang một cõi lòng không yên định (NXB Hội Nhà văn, 2021)

– Một số sách ông biên soạn chung như:

+ Xuân Diệu tác giả và tác phẩm trong nhà trường

+ Từ điển tác giả Văn học Việt Nam hiện đại

+ Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại

+ Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại

+ Phân tích bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường

Giải thưởng

– Nhà văn Chu Văn Sơn đã đạt giải đặc biệt trong kỳ thi chọn học sinh giỏi văn toàn Quốc.

Phong cách sáng tác

Nhà văn Chu Văn Sơn không chỉ là giảng viên – một nhà giáo, mà còn lại là một nhà phê bình lý luận văn học xuất sắc. Tình yêu đối với văn học bắt đầu từ khi đi học, cho đi khi ra trường thì tình yêu văn học trong tâm của người thầy càng được thêm thắt, là sự động viên giúp người thầy chắp bút nên những bài bình luận từ góc nhìn đa chiều sâu sắc, cảm xúc dồi dào thấm nhuần được những giai điệu trong các sáng tác của các nhà văn nổi tiếng. Nhà văn Chu Văn Sơn bằng kho tàng trí thức được đúc kết trong những năm tháng học tập đã truyền tải những mảng màu sắc của hiện thực đời sống, từ những màu sáng nổi bật cho đến những tone màu u tối, hội tụ nên nét đẹng rạng ngời, chứa đựng tầng ý nghĩa nhân văn. Bố cục trong những bài văn của nhà văn đều được thiết lập chặt chẽ, nghệ thuật dẫn luận ngắn gọn, xúc tích nhưng sực gợi hình lớn dẫn dắt người đọc chìm vào không gian của trang sách Chu Văn Sơn. Thế nên những bài văn soạn về các tác giả, phê bình của ông đều được những nhà avwn, nhà phê bình khác đánh giá rất cao, như vật chứng, chứng minh cái tài của một nhà giáo tài hoa, có dấu ấn riêng biệt, để lại hình ảnh sâu đậm trong lòng người đọc.

Nhận định, đánh giá

Học trò Nguyên Linh: “Những cuốn sách của thầy như cánh cửa thần kỳ mở ra cả một thế giới văn chương rộng lớn đầy hấp dẫn thú vị. Tôi say mê đọc với tất cả niềm hân hoan náo nức… Tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hết đắm đuối này sang đắm đuối khác”.

Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức: “Qua những trang viết máu thịt, anh còn là cây bút giàu mĩ cảm góp tiếng nói cho thi pháp học hiện đại có thêm hương vị mới cho nền văn học nước nhà. Văn chương Chu Văn Sơn thâm nhập sâu vào thế giới nội hàm của nghệ thuật để tìm thêm nguồn sáng mở đường cho những phát kiến tinh mà lạ, sắc sảo và lan tỏa”.