Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá về ông.

 

Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá về ông.

1. Tiểu sử, cuộc đời

a. Tiểu sử

– Ngày sinh: sinh năm 1962, mất năm 2019

– Quê quán: Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

– Học vấn: Tốt nghiệp cấp 3 tại Trường chuyên Hàm Rồng. Tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy được bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

b. Cuộc đời:

– Ông là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

– Tiến sĩ Chu Văn Sơn được biết đến như một nhà sư phạm có lối giảng dạy rất cuốn hút học sinh, ông còn là một nhà văn với nhiều sáng tác, nhưng sự nghiệp độc đáo của ông là ở mảng nghiên cứu phê bình văn học.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chu Văn Sơn

a. Sự nghiệp văn học

– Sau khi tốt nghiệp thì ông Chu Văn Sơn đã trở thành giảng viên của Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định), sau đó thì trở thành giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986.

– Trong sự nghiệp trồng người, nhà văn thường giảng một số chuyên đề cho học sinh giỏi văn trường chuyên Lam Sơn trong mỗi kỳ thi ôn luyện thi học sinh giỏi văn toàn quốc khi nhà trường có nhu cầu, và một số chuyên đề nâng cao cho học viên sau đại học.

– Ngoài làm nhà giáo, ông còn là nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học xuất sắc.

b. Tác phẩm chính

– Hàn Mặc Tử, văn chương và dư luận (2002); Ba đỉnh cao thơ mới (tiểu luận chân dung 2003); Tự tình cùng cái đẹp (tùy bút văn học 2019), …

– Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.

c. Phong cách nghệ thuật

– TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.

3. Nhận định, đánh giá

– Học trò Nguyên Linh: “Những cuốn sách của thầy như cánh cửa thần kỳ mở ra cả một thế giới văn chương rộng lớn đầy hấp dẫn thú vị. Tôi say mê đọc với tất cả niềm hân hoan náo nức… Tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hết đắm đuối này sang đắm đuối khác”.

– Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức: “Qua những trang viết máu thịt, anh còn là cây bút giàu mĩ cảm góp tiếng nói cho thi pháp học hiện đại có thêm hương vị mới cho nền văn học nước nhà. Văn chương Chu Văn Sơn thâm nhập sâu vào thế giới nội hàm của nghệ thuật để tìm thêm nguồn sáng mở đường cho những phát kiến tinh mà lạ, sắc sảo và lan tỏa”.