Giới thiệu tác giả Đặng Dung (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Đặng Dung không có nhiều tác phẩm được lưu truyền, song chỉ với một bài thơ tên “Cẩm hoài”, vị tướng nhà Hậu Trần đã gây dựng được ấn tượng đặc biệt đối với những người yêu thích thơ ca. Cùng tìm hiểu thêm về vị tướng của nước ta qua bài viết Giới thiệu tác giả Đặng Dung (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Đặng Dung sinh năm 1373 – mất năm 1414. Là một vị tướng lĩnh của nhà Hậu Trần.

– Quê quán: Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

– Gia đình: là con trai cả của Quốc công Đặng Tất ( làm quan cho nhà Trần và nhà Hồ), ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển, ông cụ nội Đặng Bá Tĩnh, ông nội Đặng Đình Dự.

Giới thiệu tác giả Đặng Dung (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Khi còn làm quan dưới triều nhà Hồ, Đặng Dung đã giúp cha cai quản đất Thuận Hóa cho đến khi giặc Minh sang xâm lược, nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha của mình tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi – Giản Định Đế.

– Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị, đưa rước Trần Quý Khoáng về Chi La (Hiện là Hà Tĩnh) để tôn lên làm vua, hiệu Trùng Quang.

– Dù phải chiến đấu dưới quyền của kẻ từng giết cha mình nhưng Đặng Dung vẫn là một chính nhân quân tử gạt thù riêng qua một bên, để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, giữ vững được phẩm cách của mộ vị tướng.

– Từ đó Đặng Dung đã tham gia vào rất nhiều trận chiến, tiêu biểu là trận đánh tháng 9 năm 1413 tại khu vực Thái Gia (Quảng Trị). Trận đánh thất bại, ông cùng với vua Trùng Quang Đế bị bắt giải về Trung Quốc, trên đường đi ông đã trầm mình tự tử.

– Ngoài là một vị tướng anh dũng, Đặng Dung còn là một nahf thơ, các sáng tác thơ ca không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu trong lòng người đọc

Tác phẩm

– Thơ Cảnh hoài.

Phong cách sáng tác

Đặng Dung không có nhiều tác phẩm được lưu truyền, song chỉ với một bài thơ tên “Cẩm hoài”, vị tướng nhà Hậu Trần đã gây dựng được ấn tượng đặc biệt đối với những người yêu thích thơ ca. Tác phẩm là bài thơ tự sự bằng chữ Hán, thuộc thể loại thơ tám chữ, mỗi câu văn đều thể hiện được sự thông minh, học rộng tài cao của ông, bởi sự nhìn thấu, đánh giá ngay thẳng đối với danh xưng “anh hùng” cũng như những loại người bần tiện còn ẩn hiện trong xã hội. Đồng thời bài thơ bộc bạch được khát vọng mong cầu được cống hiến tài năng, sức lực của mình cho dân cho đất nước song cũng bày tỏ sự bất lực trước tỉnh cảnh chí lớn chưa trọn vẹn. Hình ảnh miêu tả sinh động, ngôn từ được chắt lọc, lựa chọn sao cho phù hợp với tình cảnh, nhạc điệu phong phú, ẩn dụ những triết lý sâu sắc, nhân văn, chỉ khi đọc ta mới thấu cảm được hết những suy tư, xúc cảm đối với đười của Đặng Dung.