Giới thiệu tác giả Đặng Hiển (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Đặng Hiển về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Đặng Hiển về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Đặng Hiển (9/5/1939 – 14/3/2020) tên thật là Đặng Đức Hiển.

– Quê quán: xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

– Ông là một nhà thơ, nhà giáo ưu tú. Ngoài việc dạy học, làm thơ, ông còn viết kịch, viết văn xuôi và lý luận-phê bình văn học.

Giới thiệu tác giả Đặng Hiển (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

2. Sự nghiệp

– Thuở nhỏ, Đặng Đức Hiển theo học tiểu học, trung học ở Nam Định, sau đó học PTTH ở Hà Nội.

– Từ năm 1956 – 1959, ông học Đại học văn ở Hà Nội.

– Từ năm 1959 – 1999, ông đi dạy học ở Hà Tây (cũ).

– Từ năm 1998 – 2002, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch kiêm chức Hội VHNT Hà Tây.

– Đến năm 2000, ông về nghỉ hưu.

– Từ năm 2002 đến năm 2020, ông làm cộng tác biên tập cho tạp chí Tản Viên Sơn.

– Ông được phong nhà giáo ưu tú, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

3. Tác phẩm

Các tác phẩm để lại gồm 17 tập thơ, 4 tập truyện ký, 6 tập kịch và 11 tập lí luận

Các tập thơ đã in:

Trường ca đôi cánh

– Hồ trong mây

– Thời gian xanh

– Bài thơ trên đá

– Con chúng ta

– Lời chào mùa thu

Về kịch, có 6 tập: “Con chúng ta”, “Trên đồi thông”, “Nỗi đau trồng người”, “Điểm hẹn của lịch sử”, “Áo trắng tháng Mười và Mỹ nhân nơi đồng cỏ”.

Về lý luận phê bình có 11 tập: “Cảm nhận và suy nghĩ”, “Dạy văn học văn”, “Bình luận văn học”, “Văn chương – cảm nhận và bình luận”, “Hoa sen”, “Văn chương người cùng thời”, “Văn học dưới góc nhìn địa văn hóa”, “Đọc viết học”, “Thơ hay và lời bình” (2 tập),” Thời gian và trang viết”.

Có thơ trong tuyển tập Thơ Việt Nam hiện đại (NXB Hội nhà văn, 1995), Tuyển tập thơ Thầy giáo và nhà trường (NXB Giáo dục, 1999), Thơ thiếu nhi chọn lọc (NXB Thanh niên, 2000).

4. Phong cách sáng tác

Khởi nguyên là một nhà giáo tài năng, tận tâm tận lực với nghề giáo – nghề trồng người – nên Đặng Hiển luôn có cái nhìn về phía ánh sáng, phía tốt tươi, phía đẹp đẽ của cuộc đời và con người. Thơ Đặng Hiển mang lời thơ mộc mạc, tứ thơ giản dị, nhưng bộc lộ được tình cảm trong trẻo, chân thành.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Giải thưởng của báo Giáo dục và Thời đại, báo Người giáo viên nhân dân 1961 (thơ), 1990 (thơ, kịch); 1998 (thơ).

– Giải thưởng VHNT Nguyễn Trãi năm 1991 – 1995 (kịch); năm 1996-2000 (thơ).

– Giải nhì về thơ Hà Nội năm 1956 – 1957.

– Giải thưởng của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT VN năm 1995 (kịch), 1998 (thơ), 2003 (kịch)…

– Giải C Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015 với tập thơ Dâng Bác.

– Giải Ba Cuộc vận động viết về thương binh – liệt sĩ năm 2017 với tập thơ Đất thiêng…

6. Nhận định, bình luận

– Nhà thơ Đỗ Anh Vũ – một trong những học trò của nhà giáo Đặng Hiển viết: “Cả một đời vừa dạy học vừa làm thơ, thầy Đặng Hiển là người kỹ sư tâm hồn đã gieo bao hạt giống đẹp cho đời, biết bao hoc trò đã là những người thành đạt, hành trang bước vào đời luôn có những bài thơ, những giờ giảng văn không thể quên của tuổi hoa niên”.

– Nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: “Tôi thực sự xúc động vì lâu nay chỉ thấy trò viết về thầy, rất ít khi thầy viết về trò. Nhưng với nhà giáo Đặng Hiển, tình cảm thầy dành cho học trò như vô điều kiện, vô bờ bến. Đọc tập thơ, ta thấy một không gian giáo dục, một môi trường sư phạm trong trẻo đã tràn vào thi ca với tình thầy trò chân thành nhất”.