Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Đặng Trần Côn là người có đóng góp to lớn trong nền văn học thơ ca Việt Nam. Cùng tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác).

Tiểu sử

– Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay thông tin về ông còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê Trung Hưng. Ông sống khoảng 39 – 40 tuổi.

– Quê quán: ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó ông làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.

– Và cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

– Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.

Tác phẩm

Trong tác phẩm của ông thì Chinh phục ngân đã mang tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời:

– Chinh phụ ngâm khúc:

+ Loạn thời

+ Xuất chinh

+ Sầu tủi

+ Hoài tưởng

+ Cô lánh

+ Vọng tưởng

+ Sầu muộn

+ Thất vọng

+ Vọng tầm

+ Hoài nghi

+ Ưu lão

+ Nguyện ước

+ Khẩn cầu

– Các tác phẩm khác:

+ Tiêu Tương dạ vũ

+ Phủ chưởng tân thư

+ Yêu hưởng thưởng xuân thiếp

+ Lãn Trai di thảo

+ Tiêu Tương bát cảnh

+ Trương Hàn tư thuần tư

+ Trương Lương bố y

+ Khấu môn thanh

+ Tiểu thuyết Bích Câu kỳ ngộ

Phong cách sáng tác

Đặng Trần Côn là người có cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam. “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm giàu tính nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm có địa vị văn học sử đặc biệt trong nền văn học cổ ở nước ta. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Khuynh hướng chung trong thơ của ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Đặng Trần Côn đã sống trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, bởi vậy các tác phẩm của ông thường nói lên lòng oán ghét chiến tranh phi nghĩa, ước mơ đoàn tụ trong hạnh phúc của những lứa đôi. Các bài thơ của ông thường mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.