Giới thiệu tác giả Đào Phong Lan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Giới thiệu tác giả Đào Phong Lan về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá về chị.

1. Tiểu sử

– Sinh năm: 1975

– Quê quán: Thành phố Pleiku (Gia Lai)

– Nơi sinh sống và làm việc hiện nay: Thành phố Hồ Chí Minh

– Gia đình: Xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc sâu sắc

– Được mệnh danh là: “nàng thơ của Trường Viết văn Nguyễn Du”

– Học vấn:

+ Tốt nghiệp trường Trung cấp âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) ngành Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy cùng lúc tốt nghiệp phổ thông

+ Tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du khóa 1993-1998

+ Bên cạnh đó, chị cũng có bằng cử nhân tiếng Anh, cử nhân Luật, và Thạc sỹ Quản trị tiếp thị & truyền thông (Université Libre de Bruxelles – Bỉ)

– Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị công tác tại Trường trung cấp sư phạm Gia Lai và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai.

Giới thiệu tác giả Đào Phong Lan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

2. Sự nghiệp

– Bắt đầu sáng tác từ khi tuổi còn rất nhỏ, khi mới chỉ 8 tuổi bài thơ “Chiếc áo” của chị đã được lựa chọn để đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam và là bài thơ đầu tiên được đọc trên đài

– Năm 13 tuổi chị được kết nạp vào Hội văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai – Kon Tum với tư cách nhà thơ thiếu nhi.

– Những năm 1990, chị đã trở thành gương mặt quen thuộc trên Tập san Áo Trắng và Hội bút Hương đầu mùa với nhiều tác phẩm được đăng trên báo

– Năm 2005, chị được kết nạp vào Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với hai tác phẩm chính là tập thơ “Giêng Hai”, và tập truyện ngắn “Ma Trận”

– Chị cũng là tác giả tiêu biểu với những bài thơ tình được đăng trên báo Văn nghệ trẻ, Văn nghệ, Tiền phong, Hoa Học Trò, Mực Tím, Áo Trắng, Tài Hoa Trẻ, Sông Hương…

– Tháng 11 năm 2023, chị trở lại và cho ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”

– Chị cũng giành được nhiều giải thưởng cho sáng tác văn học nghệ thuật trong suốt thời gian cầm bút của mình

3. Các tác phẩm

– Giêng Hai (Thơ, NXB Thanh Niên, 1995)

– Ma Trận (Tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ TP. HCM, 2001)

– Đêm xoang Tây Nguyên

– Bóng lá

4. Phong cách sáng tác

– Thơ của chị rất tình, mang những cảm xúc của sự chân thành và trong trẻo nhất, thơ cũng chính là tiếng lòng giúp bộc bạch những suy nghĩ, những sầu cảm với cuộc đời của chính tác giả. Ở thơ chị, chúng ta không khó để bắt gặp những chất liệu văn hóa truyền thống trong đó, từ đó tạo nên một sức sống thật mới, thật tươi mát cho dòng thơ trữ tình

– Thế nhưng, đối lập lại với thơ tình của chị, thì truyện ngắn của chị lại có ngôn từ vô cùng sắc bén, chặt chẽ và logic. Thông qua câu chuyện, chúng ta không chỉ có thể nhìn thấy rõ nội tâm nhân vật, mà thậm chí còn thấu hiểu những vấn đề xã hội được nêu ra trong câu chuyện, tạo nên những cảm nhận riêng của mỗi người về câu chuyện trong đó

5. Nhận định, đánh giá

– Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn: “Đào Phong Lan là một tài thơ thiên bẩm.”

– Nhà thơ Trầm Hương: “Cầm trên tay tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt” của Đào Phong Lan, tôi cảm nhận năng lượng sáng tạo của người đàn bà đẹp truyền dẫn đến tôi. Trang sách mở ra những câu thơ nống nàn, đau và sâu thẳm. Cảm ơn tạo hóa không chỉ sinh ra người đàn bà đẹp mà còn giàu năng lượng để yêu thương, khao khát và sáng tạo”

– Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã: “Thơ Đào Phong Lan mang vẻ đẹp của sự chân thành và trong trẻo nhất, góp phần làm phong phú thêm cho vùng đất phương Nam đầy nắng gió và tình yêu…”.

– Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Tôi rất yêu chất dân dã của thơ cô. Những câu lục bát nhuần nhuyễn, ý tứ, lung linh. Thơ Đào Phong Lan đầy nữ tính, thật dịu dàng e ngại và chờ mong khắc khoải. Đào Phong Lan có hồn thơ, và cô dường như đã yêu, đã nắm được cái dịu ngọt, lúng liếng, tình tứ, mênh mang của ca dao”