Giới thiệu tác giả Đỗ Phấn (Tiểu sử, sáng tác, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Nhà văn Đỗ Phấn – người nghệ sĩ dành cả tuổi xuân để dângl ên cho đời những tinh hoa cho mảnh đất Thủ đô, bằng tất cả tâm hồn, tình yêu, xúc cảm. Cùng đến với bài viết tham khảo Giới thiệu tác giả Đỗ Phấn (Tiểu sử, sáng tác, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về người nghệ sĩ Đỗ Phấn nhé!

Tiểu sử

– Nhà văn Đỗ Phấn, sinh năm 1956 tại Hà Nội

– Học vấn: tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980

Giới thiệu tác giả Đỗ Phấn (Tiểu sử, sáng tác, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Sau khi tốt ngiệp, từ năm 1980 – 1989 ông giảng dạy mỹ thuật tại Khoa Kiến trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

– Sau lệnh tổng động viên năm 1979 ông nhập ngũ.

– Ban đầu thì ông cùng 5 người bạn dạy ở cùng trường được giao cho tiểu đoàn huấn luyện nằm mãi trong khe núi đá xã Phượng Tiến, Định Hóa, Thái Nguyên. Đó là Tiểu đoàn 28, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên). Nhưng trong phần lớn thời gian huấn luyện ông thường được cử vào rừng chặt nứa.

– Sau này ông được điều chuyển lên Quân đoàn bộ, đóng ở huyện Phú Bình-Thái Nguyên, bổ sung vào Phòng truyền thống của quân đoàn. Phòng có hai nhiệm vụ: viết nốt cuốn sử Binh đoàn Tây Nguyên do các ông Trần Hồng, Đinh Văn Ngãi, Khuất Quang Thụy… đang viết dở dang và thiết kế xây dựng Nhà truyền thống Quân đoàn 3. Ông ở lại đây cho đến khi được ra quân.

– Đỗ Phấn có nhiều trang viết về Hà Nội và được đánh giá cao nên vì thế các tác phẩm của ông được NXB Trẻ chọn mở màn cho tủ sách “Hà Nội trong mắt một người”

Tác phẩm

– Tiểu thuyết:

+ Vắng mặt

+ Chảy qua bóng tối

+ Rừng người

+ Gần như là sống

+ Rụng Xuống Ngày Hư Ảo

+ Vết gió

+ Rong Chơi Miền Ký Ức

– Các tập truyện:

+ Chuyện vãn trước gương

+ Ông ngoại hay cười (tản văn)

+ Đêm tiền sử

+ Kiến đi đằng kiến

+ Thác hoa (truyện ngắn)

– Tủ sách “Hà Nội trong mắt một người”:

+ Tái bản: Ngồi lê đôi mách với Hà Nội và Ngẫm ngợi phố phường.

+ In lần đầu: Đi chơi bờ Hồ và Bâng quơ một thời Hà Nội.

– Truyện dài:

+ Dằng dặc triền sông mưa

Giải thưởng

– Giành giải Văn xuôi của Hội Nhà văn Hà Nội 2014 với tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa

Phong cách sáng tác

Đỗ Phấn – người nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ tỏa sáng với nghệ thuật hội họa mà còn thu hút biết bao người với tài năng sáng tác văn chương. Mặc dù là nghề tay trái, một bước ngoặc không đoán trước được của họa sĩ Đỗ Phấn, nhưng những tác phẩm của ông lại thể hiện hình ảnh, nét sống của người dân hay cảnh vật, văn hóa của Thủ đô Hà Nội – nơi ông gửi gắm mọi tình yêu sâu đậm trong tâm hồn mình. Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, mang nhiều sắc màu, sinh động, phong phú làm cho những câu chuyện trong những cuốn tiểu thuyết, tản văn, truyện dài của Đỗ Phấn thêm phần đặc biệt, có lẽ xuất phát điểm từ một người nghệ sĩ hội họa, nên tâm hồn chàng họa sĩ luôn bay bổng, thấp thoáng niềm tin yêu vĩnh cữu với mảnh đất Hà Nội. Những người đến đọc dòng cảm xúc chảy trôi từng trang văn về Hà Nội ấy lại càng thấy được những nét đẹp mà chỉ có người phải chăm chú, tinh tế, tỉ mới tới nhường nào mới có thể lưu bút phóng khoáng, rõ ràng tới vậy. Cứ mỗi một lần đọc, bất kể là người chưa từng bước chân với tới Thủ đô hay những người đã và đang sinh sống sẽ thực sự bị cảm hóa, thêm yêu, thêm tự hào về sự đổi thay, về nét đẹp truyền thống lịch sử,… Với phong cách sáng tác chỉ dành cả đời cho mảnh đất thủ đô, mỗi khi nhắc tới văn chương về Hà Nội sẽ không ai bỏ quên người nghệ sĩ tài ba Đỗ Phấn

Nhận định, đánh giá

Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam nói về văn chương Đỗ Phấn: “Khi người Hà Nội viết về Hà Nội, trong đó có ký ức và chính ký ức mới ăn tiền”

Nhà văn Nguyễn Việt Hà hình dung về con người và những trang văn Đỗ Phấn: “Anh như lão cao bồi già lang thang, đi đi về về trên những đoạn phố cũ. Nơi ấy thấp thoáng bóng dáng dăm ba tay công chức, những biệt thự dở dang bảng lảng trong chiều muộn – một không gian đậm chất Hà thành”

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhìn nhận, những trang viết của Đỗ Phấn: ” ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi buồn. Chúng vẽ nên một Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình liên tục hiện nay. Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm sống dậy những giá trị truyền thống.”

Nhà văn Lê Minh Khuê: ” tha thiết yêu Hà Nội, Đỗ Phấn chỉ viết về cái đẹp Hà Nội xưa, ông vẽ ra những cái đẹp để chúng ta thêm yêu mà giữ lại những nét đẹp ấy. Trong khi đó, bạn đọc đánh giá hầu hết tác phẩm của Đỗ Phấn, từ tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết đều hiển hiện một Hà Nội đăm đắm tình yêu xưa, đều như tiếng thở dài chua xót của một người bất đắc dĩ phải làm nhân chứng cho sự đổi thay xấu xí của sự vật, con người Hà Nội nay, mà chẳng thể ngăn chặn, chẳng thể can thiệp và đau đớn nhất là chẳng thể bỏ đi, rời xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình.”