Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ nổi tiếng, tài giỏi của nền văn học Trung Quốc. Các sáng tác của ông để lại cho thế hệ sau vô cùng ý nghĩa, quý giá. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nhà thơ thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, không ai rõ nơi sinh của ông chỉ biết đại khái là ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng nằm trong phạm vi đánh giá là nơi sinh của ông), sau này ông tự coi mình là người của Kinh đô Hoa lư.

– Biểu tự Tử Mĩ.

– Hiệu Thiếu Lăng Diệp Lão, Đỗ Lăng dã khách hoặc Đỗ Lăng bố y.

– Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, được cho là dòng dõi của vua Nghiêu đã sa sút. Cha tên Đỗ Nhàn,  mẹ tên là Thôi thị, có nguồn gốc xuất thân từ gia tộc danh giá Thanh Hà Thôi thị. Sau khi sinh ông không lâu thì mẹ ông mất, ông được thím nuôi một thời gian. Ông cũng có anh trai nhưng đã mất sớm, ngoài ra Đỗ Phủ còn có ba em trai và một em gái cùng cha khác mẹ.

– Vì là con nhà quan nên thời trẻ Đỗ Phủ đã sớm được tiếp thu nền giáo dục truyền thống của Trung Quốc để lớn lên có thể ra làm quan, từ học các tác phẩm triết học, lịch sử, thi ca,… Năm 730 Đỗ Phủ đã đi tới Trường An để dự thi nhưng lại bất ngờ bị đánh hỏng. Sau khi cha ông mất vào khoảng năm 740 thì Đỗ Phủ nhường lại chức quan dân sự cho người em cùng cha khác mẹ.

– Đỗ Phủ lập gia đình từ khoảng năm 752, tới năm 757 hai vợ chồng đã có năm con (ba trai hai gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu vào năm 755.

– Từ năm 754, Đỗ Phủ đã bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn).  Vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, Ông mất tại Đàm Châu (nay là Trường Sa) trên một chiếc thuyền rách nát, thọ 59 tuổi.

Sự nghiệp

– Năm 744, Đỗ Phủ sống ở vùng Lạc Dương và gặp được Lý Bạch, hai nhà thơ đã dành tặng cho nhau nhiều bài thơ, và họ gặp lại nhau một lẫn nữa là văn năm 745.

– Năm 746, Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan cho mình, ông tham gia vào cuộc thi năm sau nhưng tất cả các thí sinh tham dự kì thi đều bị tể tướng đánh trượt. Điều đó khiến Đỗ Phủ không cam lòng và không đi thi nữa.

– Đến năm 755 sau khi thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế thì ông giữ chức vụ làm quan coi kho vũ khí.

– Trong khoảng thời gian xảy ra Sự Biến An Lộc Sơn vào tháng 12 năm 755, xã hội Trung Quốc đã chịu sự tàn phá vô cùng lớn. Đỗ Phủ cũng phải trải qua một cuộc sống trôi nổi. Tuy nhiên, thời gian này đã khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường.

– Năm 756, Huyền Tông buộc phải thoái vị, tháo chạy khỏi kinh đô. Đỗ Phủ theo triều đình mới của Túc Tông nhưng trên đường đi theo triều đình mới thì ông đã bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An.

– Năm sau ông chạy trốn khỏi Trường An và được giữ chức Tả thập di trong triều đình mới vào tháng 5 năm 757. Đến mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu vì tư tưởng, suy nghĩ không hợp với vua. Mùa hè năm 759 ông từ chức, rời đi.

– Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nhưng lại rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ xin giúp đỡ tới những người quen biết. Ông nhận được sự giúp đỡ từ Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô.

– Dù vậy thì đây vẫn là một trong những giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, nhiều bài thơ được sáng tác trong thời kỳ này đã miêu tả lại cuộc sống thanh bình.

– Năm 762, ông rời Thành Đô, tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm 764 và khi đó được làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống lại người Tạng.

– Xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình về Lạc Dương, xuôi theo sông Dương Tử nhưng vì sức khỏe ông yếu nên chuyến đi rất chậm, dừng lại ở Quỳ Châu (hiện là Bạch Đế, Trùng Khánh) hai năm cho tới cuối năm 766, đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ.

– Mùa thu năm 766, Đỗ Phủ giữ một chức quan thư ký không chính thức cho Bo Maolin.

Tác phẩm

– Ngao du nam bắc (731-745): Ẩm trung bát tiên ca; Bồi Lý Bắc Hải yến Lịch Hạ đình; Dạ yến Tả thị trang; Du Long Môn Phụng Tiên tự;…

– Trường An khốn đốn (746-755): Bạch Thuỷ minh phủ cữu trạch hỉ vũ, đắc qua tự; Bạch ty hành; Bần giao hành; Bệnh hậu ngộ Vương Kỳ ẩm tặng ca; Binh xa hành; Bồi chư quý công tử Trượng Bát câu huề kỹ nạp lương vãn tế ngộ vũ kỳ 1,2;  Bồi Lý kim ngô hoa hạ ẩm;…

– Lưu vong làm quan (756-759): Ai giang đầu;  Ai vương tôn; Bạch Sa độ; Bạch Thuỷ huyện Thôi thiếu phủ thập cửu ông cao trai tam thập vận; Bành Nha hành; Bắc chinh – Bắc quy chí Phụng Tường, mặc chế phóng vãng Phu Châu tác; Bất quy;…

– Phiêu bạc tây nam (760-770): Ác thụ; Anh vũ [Tiễn vũ]; Âu; Bá học sĩ mao ốc; Ba sơn;  Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân;  Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân nhị thủ kỳ 1,2;…

– Đường thi tam bách chủ: Ai giang đầu; Ai vương tôn; Bát trận đồ; Biệt Phòng thái uý mộ;
Binh xa hành; Các dạ;…

– Thiên gia thi: Bồi chư quý công tử Trượng Bát câu huề kỹ nạp lương vãn tế ngộ vũ kỳ 1,2; Cửu nhật Lam Điền Thôi thị trang;  Đăng Duyện Châu thành lâu;…

Phong cách sáng tác

Nhà thơ Đỗ Phủ có cuộc đời xô bồ, éo le nhưng những tác phẩm mà ông sáng tác đều thể hiện được một cách sâu sắc, vanh danh, nổi tiếng được nhiều người ở đời sau thưởng thức tuyên dường. Thơ của ông được chia ra làm hai loại cổ thi và cận cổ thi, mỗi loại đều được ông chăm chút rất công phu bởi ông biết rõ thanh vận trong ngôn ngữ Trung Quốc và sử dụng điêu luyện dễ dàng trong sáng tác văn chương. Đỗ Phủ còn là người thông minh, tài hoa, biết chọn lọc, sáng tạo, nắm được niêm luật nghiêm ngặt của thơ cổ, từ những nguyên luyện tho sơ, Đỗ Phủ đã rất thành công khi tỉ mỉ, tinh tế đẽo gọt thành những viên ngọc quý giá, góp sức rất lớn cho sự đa dạng, phong phú của diễn đàn thi ca nước nhà. Những tác phẩm của Đỗ Phủ bộc bạch lòng ưu dân, ái quốc, tinh thàn đấu tranh chống cường quyền, nhà thơ hòa trộn chúng với nhau và  làm nên hình ảnh hiện thực sâu sắc, thể hiện những suy tư, cảm xúc của ông đối với xã hội, con người, một tâm hồn rung cảm, đau xót cho cảnh lầm than cũng như lịch sử Trung Quốc thời bấy giờ.