Đoàn Thị Điểm là một trong nữ nhà thơ nổi tiếng của thời kì văn học Trung đại Việt Nam. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu những thông tin về tác giả Đoàn Thị Điểm thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Đoàn Thị Điểm (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ (紅霞女士).
– Là nữ sĩ Việt Nam nổi tiếng của thời Lê trung hưng.
– Sinh năm 1705 – Mất năm 1749.
– Quê quán: làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
– Gia đình: Cha bà là Đoàn Doãn Nghi – một thầy đồ dạy chữ có tiếng trong nước, còn anh trai cùng mẹ với bà là Đoàn Doãn Luân – người đỗ đầu kỳ thi Hương xứ kinh Bắc.
– Theo sử sách ghi lại, bà vốn gốc họ Lê, đến đời cha mới đổi sang thành họ Đoàn.
– Bà được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn nhất trong số những nữ sĩ thời bấy giờ.
Sự nghiệp
– Được biết, sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng (Tiến sĩ Nguyễn Kiều).
– Bà có những tác phẩm thơ viết bằng chữ Nôm vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.
– Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) theo bản viết tiếng Hán của Đặng Trần Côn.
Giai thoại
– Đối đáp thơ sử với anh trai:
Tương truyền rằng cô Điểm, khi chỉ mới lên 6 tuổi, đang học Sử Ký Trung Hoa, anh trai là Đoàn Doãn Luân liền lấy một câu trong Sử Ký ra để làm câu đối:
“Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi”
(nghĩa là “Rắn trắng giữa đường, Ông Quý (Lưu Bang) tuốt gươm mà chém”)
Thấy vậy, cô Điểm liền lấy một câu cũng trong Sử Ký ra để đối lại:
“Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết”
(nghĩa là: “Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ (Hạ Vũ) ngửa mặt (lên Trời) mà than”).
– Không chỉ vậy, bà còn có những giai thoại đối đáp thơ ca với Trạng Quỳnh (Cống Quỳnh), Đặng Trần Côn, Tràng An Tứ Hổ,…
Tác phẩm
– Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811)
– Hồng Hà phu nhân di văn
– Nữ trung tùng phận
– Bộ bộ thiềm – Thu từ (Bộ bộ thiềm – Bài hát mùa thu)
– Tục truyền kỳ tân phả
– Bi cụ (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Cô lánh (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Hoài nghi (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Hoài tưởng (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Khẩn cầu (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Loạn thời (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Nguyện ước (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Sầu muộn (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Thất vọng (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Ưu lão (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Vọng tầm (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Vọng tưởng (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
– Xuất chinh (thơ dịch của Đặng Trần Côn)
Phong cách sáng tác
– Vốn là người hay chữ, thơ ca của bà cũng mang những nét tinh tế, thông minh riêng của mình. Dùng một từ nhưng liên tưởng tới nhiều từ, trả lời một nghĩa lại khiến cho người ta liên tưởng tới nhiều nghĩa khác đó là điều mà chỉ thơ ca Đoàn Thị Điểm mang lại được. Trong thơ bà, khung cảnh thiên nhiên chính là sự vật gián tiếp miêu tả cho tâm trạng con người. Chính bởi vậy mà sự gợi hình, gợi cảm trong thơ bà luôn khiến cho độc giả vô cùng ấn tượng. Không những vậy, những tác phẩm của bà còn có giá trị cao về tính nghệ thật và tính nhân văn trong đó. Giờ đây, những tác phẩm ấy còn là nguồn dữ liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ nghiên cứu và học tập.