Giới thiệu tác giả Dương Khuê (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Dương Khuê là một nhà thơ tài hoa, không chỉ nổi trội trong mảng thơ mà còn thu hút người thích cái tài của ông trong mảng ca trù. Cùng tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Dương Khuê (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Dương Khuê (1839-1902), tự: Giới Nhu hiệu Vân Trì, là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.

– Quê quán: làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

– Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Là con cả Đô ngự sử Dương Quang, và là anh ruột của danh sĩ Dương Lâm.

– Học vấn: Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên) nhưng vào kinh thi Hội, thì bị hỏng khoa đầu. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ.

Giới thiệu tác giả Dương Khuê (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Sau khi trượt hỏng khoa đầu ông được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy con cháu học, ông nán lại chờ khoa thi sau.

– Sau khi đỗ tiến sĩ, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi được thăng làm Bố chánh. Nhưng vì dâng sớ lên can vua Tự Đức không nên nhượng bộ Pháp nữa, nên ông bị điều đi làm Chánh sứ sơn phòng lo việc khai hoang.

– Năm 1873: quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đình Huế, thì Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Phòng.

– Năm 1878: Nhân lễ “ngũ tuần khánh thọ ” của mình, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, Dương Khuê lần lượt trải các chức: Bố chính, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh Bình.

– Năm 1897: Toàn quyền Paul Doummer xóa bỏ điều 7 của Hòa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guống máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, thì Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh.

Tác phẩm

– Vân Trì thi thảo (Bản thảo thơ Vân Trì)

– Ca trù:

+ Hồng hồng, Tuyết tuyết

+  Cô đào Cần

+  Ái Cúc

– Các bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên:

+  Chơi trăng

+ Động Hương Tích

– Thơ:

+ Ai ơi má đỏ

+ Cái dại

+ Chơi hát ngẫu hứng

+ Cô Chấn

+ Đánh cờ

+ Hà Nội tức cảnh

+ Hà thành trung thu tiết

+ Hạ Yên Đổ Nguyễn tiến sĩ trúng trạng nguyên

+ Hỏi thăm bạn ở Hưng Hoá

+ Hồng Hồng, Tuyết Tuyết Gặp cô đào cũ

+ Hương Sơn phong cảnh Động Hương Tích

+ Lời hẹn

+ May rủi

+ Mừng khánh thành sinh từ bài 1

+ Mừng khánh thành sinh từ bài 2

+ Ngũ thập ngũ tự thọ

+ Nói hớt

+ Nợ phong lưu

+ Tặng cô đầu Cần

+ Tặng cô đầu Cúc

+ Tặng cô đầu Hai Tặng cô đào goá chồng

+ Tặng cô đầu Ngọ Gặp lại người quen • Gặp cô đầu cũ

+ Tặng cô đầu Phẩm Gặp cô đào cũ

+ Thăm chùa gặp tiểu

+ Thăm cô đầu ốm

+ Thừa giáo hoạ nhị giáp tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền thi

+ Tiễn đưa sứ thần

+ Tự vịnh

+ Vợ ghen với cô đầu Oanh

Phong cách sáng tác

– Dương Khuê là người văn hay chữ tốt, ông có thể làm thơ chữ Hán, cũng có thế viết những bài ca trù. Với sự tinh luyện về ngôn ngữ và sự hài hòa trong thanh điệu đã giúp các tác phẩm của ông trở nên thanh thoát, uyển chuyển, hóm hỉnh, được nhiều người thưởng thức và yêu thích.

Nhận định, đánh giá

Nhà phê bình Nguyễn Tường Phượng viết: “Sinh vào lúc Nho học tàn cuộc, quốc gia mất chủ quyền nên cũng như bạn đồng thời là Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê lấy thơ, rượu, ca xướng…để tiêu khiển”

GS. Phạm Thế Ngũ xếp các tác phẩm của Dương Khuê vào nhóm “Văn hành lạc và trào phúng”.