Giới thiệu tác giả Duy Khán (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Duy Khán về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Duy Khán về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Nhà văn Duy Khán tên thật là Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934 tại xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc.

– Ông là Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

– Duy Khán mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại thành phố Hải Phòng.

2. Sự nghiệp

– Thời niên thiếu, Nguyễn Duy Khán từng được đi học trong vùng Pháp kiểm soát, nhưng do ảnh hưởng của 2 người anh trai là Nguyễn Đình Thư và Nguyễn Đình Thả, năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.

– Do có nền tảng học vấn tốt so với thời bấy giờ, thay vì tham gia chiến đấu, ông được đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội.

– Duy Khán được xem như là một phóng viên chiến trường năng nổ, có mặt trong hầu hết các chiến dịch lớn, từ Điện Biên đến đường 9 – Nam Lào, Campuchia.

– Năm 1972, ông về công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, làm biên tập viên, từng có thời gian khá dài công tác ở quần đảo Trường Sa.

– Sau khi nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá, Duy Khán về Hải Phòng sống cùng gia đình ở phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– Trận mới (thơ,1972)

– Tâm sự người đi (thơ, 1987)

– Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986)

4. Phong cách sáng tác

– Duy Khán là một thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến, các tác phẩm của ông luôn chứa đựng một thứ tình cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng, nó đã phác họa nên một bức tranh đầy thơ mộng của vùng quê Việt Nam.

– Duy Khán được những nhà văn đương thời đánh giá là một con người hiền lành và giàu tình cảm, có lẽ vì điều ấy mà trong những câu chữ của ông luôn chất chứa những niềm yêu thương vô bờ, đó có thể là tình yêu quê hương, đất nước và cả tình yêu con người.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1997 với tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

6. Nhận định và bình luận

– “Tuổi thơ im lặng khiến cho Duy Khán đang từ một người làm thơ, chuyển sang văn xuôi. Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần ký ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên bền chặt trong tâm tư.” – Vương Trí Nhàn