Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Hàn Mặc Tử – nhà thơ khởi xướng nên trường thơ loạn, tiên phong cho phong trào thơ ca lãng mạn hiện đại. Sự ra đi của ông chính là sự mất mát to lớn với nền văn học nước nhà, nhưng những thi phẩm mà ông để lại vẫn còn chứa đựng giá trị to lớn mãi về sau. Tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về nhà thơ nhé!

Tiểu sử

Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

– Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 ở Đồng Hới, Quảng Bình, mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 (thọ 28 tuổi) tại Quy Nhơn, Bình Định.

– Bút danh của Hàn Mặc Tử: Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần, Minh Duệ Thị

– Quê quán: làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình

– Gia đình: Ông cố của Hàn Mặc Tử là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự nên cả gia đình bị truy nã. Ông nội là Phạm Bồi sau khi gia đình bị truy nã thì phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế sinh sống và đổ họ để theo họ mẹ là Nguyễn. Bố của Hàn Mặc Tử tên là Nguyễn Văn Toản giữ chức vụ Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ – Đồng Hới. Mẹ ông tên là Nguyễn Thị Duy, con gái của cụ Nguyễn Long – ngự y có danh thời vua Tự Đức.

– Hàn Mặc Tử có 7 người anh em, trong đó ông là con trai thứ tư của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Toản:

+ Anh cả Nguyễn Bá Nhân là nhà thơ Mộng Châu cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn

+ Chị hai Nguyễn Thị Như Nghĩa, chị ba Nguyễn Thị Như Lễ

+ Em trai Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Hiếu, Nguyễn Văn Hiền và em út Nguyễn Văn Thảo.

– Hàn Mặc Tử khi lớn thường hay theo cha đi nhiều nơi và theo học ở các trường như: Trường Tiểu học Sa Kỳ năm 1920, Quy Nhơn, Bồng Sơn năm 1921-1923, Sa Kỳ năm 1924.

– Đến năm 1926, ông Toản mắc bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho đi học tiếp ở trường Pellerin – Huế.

– Năm 1930 Hàn Mặc Tử thôi học và theo mẹ vào Quy Nhơn, Bình Định sống.

– Vì gia đình Hàn Mặc Tử vốn theo đạo Công giáo nên ông đa được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phêrô Phanxicô.

Sự nghiệp

– Hàn Mặc Tử từ nhỏ đã có thiên phú nên khi mới 16 tuổi ông liền bước chân đến với con đường thi ca. Ông có cuộc gặp gỡ với Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng tương đối lớn với ý chí, tư tưởng của Phan Bội Châu. Vì thân với Phan Bội Châu nên khi nhận được suất học bổng đi Pháp Hàn Mặc Tử đã đình lại

–  Vào năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử đi Sài Gòn lập nghiệp, lúc đầu thì ông làm ở Sở Đạc điền.

– Sau đó thì ông chuyển sang làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Làm được ít lâu thì Hàn Mặc Tử lại quay trở về Quy Nhơn

– Năm 1935 gia đình phát hiện dấu bệnh Phong ở Hàn Mặc Tử, nhưng ông lại không quan tâm, nghĩ rằng đây chỉ là chứng ngứa bình thường. Đến khoảng từ năm 1938 đến năm 1939 thì căn bệnh của ông trở nặng, dù rất đau nhưng lại không nói với ai mà trỉ trải lòng vào thơ

– Hàn Mặc Tử được đưa vào trại phong Quy Hòa để điều trị, một thời gian ngắn sua đó thì ông qua đời..

– Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ xưởng của Trường thơ loạn cùng với Chế Lan Viên, Yến Lan và Bích Khê

Tác phẩm

– Lệ Thanh thi tập, gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật

– Gái Quê, 1936 (tập thơ duy nhất được xuất bản khi tác giả chưa qua đời)

– Thơ Điên hay Đau Thương, thơ gồm có ba tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên,1938

– Xuân như ý

– Thượng Thanh Khí

– Cẩm Châu Duyên

– Duyên kỳ ngộ (kịch thơ – 1939)

– Quần tiên hội (kịch thơ, viết còn dở dang -1940)

– Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ – văn xuôi)

– Tuyển tập:

+ Gái quê (1936): Âm thầm, Bẽn lẽn, Duyên muộn, Đời phiêu lãng, Em lấy chồng, Gái quê, Hái dâu, Lòng quê, Mất duyên, Một đêm nói chuyện với gái quê, Mơ, Nắng tươi, Nhớ chăng, Nhớ nhung, Nụ cười, Quả dưa, Sượng sùng, Tiếng vang, Tình quê, Tình thu, Tôi không muốn gặp, Trái mùa, Uống trăng.

+ Thơ điên (sau đổi thành Đau thương, 1938).

+ Hương thơm: Bắt chước, Cao hứng, Chuỗi cười, Đà Lạt trăng mờ, Đây thôn Vĩ Dạ, Ghen, Huyền ảo, Lưu luyến, Mơ hoa, Mùa xuân chín, Sáng trăng, Say nắng, Thi sĩ,  Chàm, Thời gian, Tối tân hôn, Trăng vàng trăng ngọc, Đôi ta, Những giọt lệ, Cuối thu, Đàn ngọc, Hãy nhập hồn em, Sầu vạn cổ, Trường tương tư.

+ Mật đắng: Cuối thu, Dấu tích, Đôi ta, Gửi anh, Hãy nhập hồn em, Khói hương tan, Muôn năm sầu thảm, Những giọt lệ, Sầu vạn cổ.

+ Máu cuồng và hồn điên: Biển hồn ta, Chơi trên trăng, Cô gái đồng trinh, Cô liêu đồng trinh, Cô liêu, Hồn là ai, Một miệng trăng, Ngoài vũ trụ, Ngủ với trăng, Người ngọc, Rướm máu, Rượt trăng, Sáng láng, Say trăng, Trăng tự tử, Trút linh hồn, Trường tương tư, Ước ao, Vớt hồn.

+ Xuân như ý: Anh điên, Ave Maria, Bến Hàn Giang, Đêm xuân cầu nguyện, Điềm lạ, Em điên, Hãy đón hồn anh, Lang thang, Nguồn thơm, Nhớ thương, Phan Thiết! Phan Thiết!, Ra đời, Say chết đêm nay, Say thơ, Ta nhớ mình xa (Một nửa trăng), Xuân đầu tiên.

+ Thượng thanh khí: Buồn ở đây, Cưới xuân, cưới vợ, Hương, Mơ duyên, Nhạc, Nói tiên tri, Sao, vàng sao (Đừng cho lòng bay xa), Tài hoa, Tình hoa, Trường thọ, Ưng trăng, Vầng trăng.

+ Cẩm châu duyên: Nỗi buồn vô duyên, Tiêu sầu.

+ Kịch thơ của Huỳnh Nghi: Duyên kỳ ngộ (1939), Quần tiên hội (1940).

+ Khác: Biết anh, Bút thần khai, Chùa hoang, Đi thuyền, Em đau, Em sắp lấy chồng, Hồn lìa khỏi xác, Một cõi quên, Này đây lời ngọc song song, Nhớ Trường Xuyên, Nước mây, Rụng rồi, Say máu ngà, Siêu thoát, Thương, Tự thuật.

 Giải thưởng, vinh danh

– Nhiều địa phương ở Việt Nam đã dùng tên của nhà thơ để đặt tên cho các tuyến đường như ở: Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Huế, Nghệ an, Phan Thiết, Quảng Bình,Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh

– Nhiều người đã tưởng niệm Hàn Mặc Tử với các sáng tác văn nghệ:

+ Năm 2004 có bộ phim “Hàn Mặc Tử” do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) đã thực hiện để kỷ niệm ông.

+ Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với tài năng thể hiện ở dòng nhạc vàng, trữ tình, đã sáng tác một bài hát nổi tiếng nói về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài hát đã được ca sĩ Nhật Trường cùng với nhiều ca sĩ dòng nhạc vàng cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài thu âm, trình diễn.

Phong cách sáng tác

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tài hoa của diễn đàn thi ca nước nhà. Các sáng tác của ông ban đầu xuất phát với thể loại thơ cổ điển Đường luật nhưng sau đó chuyển sang thể loại thơ lãng mạn. Những trang sách của một nhà thơ lãng mạn đã thể hiện sâu sắc tình yêu đau đớn, phức tạp nhưng lại hết sức mãnh liệt, ông muốn thoát khỏi những dày vò của bệnh tật thoát khỏi thân thể ốm yếu để tận hưởng sự tự do, tự tại, song ông vẫn tiếc nuối trần thế, mong muốn ở bên gia đình, người thương, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

Thế nên trong thơ của Hàn Mặc Tử mang đến sự trong trẻo, tươi đẹp, phong khoáng, khao khát tràn đầy cảm xúc, với hình tượng trăng và hồn, kết hợp với đó là hình ảnh sáng tạo, mang màu sắc phong phú, cùng với đó chính là bút pháp tượng trưng, siêu thực, lối thơ nửa kín nửa mở như đưa người đọc vào thế giới trò chơi giải đố. Tất cả những nét đẹp trong thơ ca để biểu trưng cho những nỗi niềm mãnh liệt trong tâm hồn ông.

Nhận định, đánh giá

Hàn Mặc Tử: “Phật giáo chia thế giới làm hai cõi: Thế gian và xuất thế gian, tức là thế giới hữu hình và thế giới vi vô, đây sánh xuất thế gian với cõi thanh tịnh của lòng ”

Nhà thơ Chế Lan Viên: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.”

Nhà thơ Huy Cận: “Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới.”

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…”