Hê-minh-uê là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo. Cùng tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Hê-minh-uê (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác).
Tiểu sử
– Hê-minh-uê (Ernest Miller Hemingway) ông sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899 – mất ngày 2 tháng 7 năm 1961.
– Nghề nghiệp: ông là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo.
– Quê quán: tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago.
– Gia đình: Cha ông là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Ông là con thứ hai trong số sáu chị em. Hê-minh-uê trải qua bốn cuộc hôn nhân. Ông có ba con trai.
– Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I, sau đó được biết đến qua “Thế hệ đã mất”.
Sự nghiệp
– Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn bắn, câu cá, đấm bốc…
– Năm 18 tuổi, ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp trung học và đi làm phóng viên.
– Năm 19 tuổi ông gia nhập đội Hồng thập tự sang lái xe bên chiến trường I-ta-li-a trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
– Năm 20 tuổi, Hê-minh-uê quay lại Hoa Kì với đôi nạng gỗ và tấm huân chương do bị thương trên đất I-ta-li-a.
– Ông lấy vợ năm 22 tuổi rồi sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cũng trong năm này, ông cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt Mi-chi-gân (1921).
– Dẫu là nhà văn Hoa Kì nhưng hầu hết khoảng thời gian trong đời ông lại sống ở nước ngoài.
– Năm 1926, khi tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc” ra đời thì nhà văn Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Ba năm sau, “Giã từ vũ khí” được ra đời. Cuốn sách này kể về một mối tình thơ mộng nhưng lại cực kì bi đát của chàng trung úy Hen-ry và cô y tá Ca-tơ-rin.
– Vào những năm 1930, Hê-minh-uê thường xuyên đến Tây Ban Nha. Năm 1939, sau nhiều năm theo dõi và nhiều lần tới tham dự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hoà của nhân dân Tây Ban Nha, Hê minh uê đã viết lên truyện ngắn “Chuông nguyện hồn ai”.
– Tuy luôn sống xa Tổ quốc nhưng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của ông đa số là người Hoa Kì. Điều này phần nào đã cho thấy bóng dáng thực hay nét hư cấu nguyên mẫu tác giả Hê-minh-uê trong sáng tác của ông.
– Hê-minh-uê mất năm 1961 tại Két-chum, Ai-đa-hô, tự sát như nhiều thành viên khác của gia đình.
Tác phẩm
– Tiểu thuyết:
+ (1926) The Torrents of Spring
+ (1926) The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc)
+ (1929) A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí)
+ (1937) To Have and Have Not (Có và không có)
+ (1940) For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai)
+ (1950) Across the River and Into the Trees (Bên con sông và dưới vòm lá cây)
+ (1952) The Old Man and the Sea (Ông già và biển cả)
+ (1970) Islands in the Stream
+ (1986) The Garden of Eden (Vườn địa đàng)
+ (1999) True at First Light.
– Kịch sân khấu:
+ (1961) A Short Happy Life
+ (1967) The Hemingway Hero (working title was: Of Love and Death)
– Tập truyện ngắn:
+ (1923) Three Stories and Ten Poems
+ (1925) In Our Time (Trong thời đại chúng ta)
+ (1927) Men Without Women (Đàn ông không có đàn bà)
+ (1933) Winner Take Nothing (Kẻ thắng chẳng được gì)
+ (1936) The Snows of Kilimanjaro (Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro)
+ (1938) The Fifth Column and the First Forty-Nine Stories
+ (1969) The Fifth Column and Four Stories of the Spanish Civil War
+ (1972) The Nick Adams Stories
+ (1987) The Complete Short Stories of Ernest Hemingway
+ (1995) Everyman’s Library: The Collected Stories
– Kịch:
+ A Short Happy Life (1961)
+ The Hemingway Hero (1967)
– Thơ:
+ 88 Poems (1979)
Giải thưởng
– Silver Medal of Military Valor (Huân chương Bạc cho Lòng dũng cảm trong Chiến đấu) (medaglia d’argento) trong Chiến tranh thế giới I
– Bronze Star Medal (Huân Chương Sao Đồng) (cho Phóng viên quân đội không chính quy trong Chiến tranh thế giới II), 1947.
– Giải Cống hiến của Học viện Văn học – Nghệ thuật Hoa Kỳ, 1954
– Giải Pulitzer trong hạng mục hư cấu cho Ông già và biển cả, năm 1953.
– Giải Nobel Văn học cho những cống hiến văn học trọn đời của ông, năm 1954.
– Hai huy chương cho đấu sĩ bò tót.
– Một tiểu hành tinh, được tìm ra năm 1978 tại Liên bang Soviet bởi nhà thiên văn học Nikolai Stepanovich Chernykh, được đặt theo tên của ông — 3656 Hemingway.
– Vào 17 tháng 7 năm 1989, Sở Bưu chính Hoa Kỳ phát hành một loại tem bưu chính mệnh giá 25-cent để vinh danh Hê-minh-uê.
Phong cách sáng tác
Hê-minh-uê được xem là một trong những người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc… Chuyện được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Các chi tiết, tình tiết phát triển theo nội tại khách quan của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lí, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước. Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hê-minh-uê rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chỉ là nghĩ.