Giới thiệu tác giả Hồ Anh Thái tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thường vinh danh, nhận định và bình luận
1. Tiểu sử
– Hồ Anh Thái (sinh năm 1960) tại Hà Nội, là một nhà văn đương đại của Việt Nam, ông được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau 1975.
– Ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2005 và 2005-2010).
2. Sự nghiệp
– Ông theo học bậc đại học ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo, làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu – Mỹ và một số nước châu Á như Ấn Độ, Iran, Indonesia.
– Ông còn là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên thỉnh giảng Đại học Washington và một số đại học nước ngoài. Là tham tán công sứ, phó đại sứ Việt Nam tại Iran, phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia.
– Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.
3. Tác phẩm
– Chàng trai ở bến đợi xe (1985)
– Phía sau vòm trời (1986)
– Vẫn chưa tới mùa đông (1986)
– Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987)
– Người đàn bà trên đảo (1988)
– Những cuộc kiếm tìm (1988)
– Mai phục trong đêm hè (1989)
– Trong sương hồng hiện ra (1990)
– Mảnh vỡ của đàn ông (1993)
– Người đứng một chân (1995)
– Lũ con hoang (1995)
– Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998)
– Họ trở thành nhân vật của tôi (2000)
– Tự sự 265 ngày (2001)
– Cõi người rung chuông tận thế (2002)
– Bốn lối vào nhà cười (2005)
– Đức Phật, nàng Sivitri và tôi
– Mười lẻ một đêm (2006)
– Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008)
– Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009)
– SBC là săn bắt chuột (2011)
– Dấu về gió xóa (2012)
– Người bên này trời bên ấy: Tập truyện ngắn (2013)
– Những đứa con rải rác trên đường (2014).
– Tự kể (2016)
– Lang thang trong chữ (2016).
– Hồ Anh Thái – Kịch (2017)
– Salam, chào xứ Ba Tư (2014)
– Apa kabar, chào xứ vạn đảo (2017)
– Tranh Van Gogh mua để đốt (2018)
– Chốc lát những bến bờ (2019)
– Tự mình cách biệt (2019)
– Năm lá quốc thư (2019)
– Ở lại để chờ nhau (2020)
– Bắt đầu cất lên tiếng cười (2021)
– Đức Phật, Nữ Chúa và điệp viên (2022)
– Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu (2023)
4. Phong cách sáng tác
Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số phận của người Việt và đất nước thời hiện đại. Ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn.
5. Giải thưởng – vinh danh
– Giải thưởng truyện ngắn 1983-1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe).
– Giải thưởng văn xuôi 1986-1990. của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng).
– Giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân).
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2002, tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế (nhà văn từ chối nhận).
– Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2012 (tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột).
– Giải Sách Hay của Hội Xuất bản Việt Nam 2015 (tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường).
– Giải Sách Hay của Viện IRED và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh 2016 (tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế).
6. Nhận định, bình luận
– “Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn” – Lê Minh Khuê
– “Những truyện ngắn trong Tự sự 265 ngày, tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế vừa có tính đại chúng, gần gũi vừa uyên bác, trí tuệ. Dễ ai đã làm được điều này!” – Ma Văn Kháng