Giới thiệu tác giả Hồ Dzếnh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

Hồ Dzếnh là một trong những nhà thơ nổi bật lên trong phong trào Thơ mới. Hãy cùng Trạm Văn Học tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Hồ Dzếnh thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Hồ Dzếnh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

Giới thiệu tác giả Hồ Dzếnh (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác)

– Sinh năm 1916 – Mất năm 1991.

– Tên thật: Hà Triệu Anh (Hà Anh).

– Quê quán: làng Đông Bích, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

– Gia đình: Cha ông là người Quảng Đông sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Mẹ ông là người Việt Nam.

– Bút danh: Lưu Thị Hạnh

– Bút danh Hồ Dzếnh của ông là tên thật được đọc theo tiếng Quảng Đông.

Sự nghiệp

– Khi còn nhỏ, ông theo học tại trường Nhà Chung.

– Tới khi lên trung học, ông ra Hà Nội học tập và làm gia sư để kiếm thêm nguồn thu nhập cho cuộc sống. Không những vậy, ông còn làm công cho các hiệu buôn của người Hoa.

–  Năm 1937, ông bắt đầu làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên các báo: Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết Thứ Bảy, tập san Mùa gặt mới…

– Kháng chiến chống Pháp, ông trở về sống ở Thanh Hoá.

– Năm 1953, ông chuyển vào Sài Gòn để làm việc và viết báo.

– Năm 1954, ông chuyển ra Hà Nội tiếp tục viết báo và làm thơ.

– Năm 1957, ông là một trong những người đầu tiên trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

– Ông còn tham gia Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam khoá I.

– Sau đó ông đi thâm nhập cuộc sống thực tế để lấy thêm nhiều tư liệu cho bản thân. Ông đã trở thành thợ đúc thép và thợ cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm.

Tác phẩm

– Dĩ vãng (1940).

– Chân trời cũ (1942).

– Một chuyện tình mười lăm năm về trước (1942).

– Những Vành Khăn Trắng (1942)

– Tiếng kêu trong máu (1942).

– Quê ngoại (1943).

– Đường kẽ mãnh (1943)

– Nhà nhiều con (1944)

– Cô gái Bình Xuyên (1946).

– Hoa Xuân đất Việt (1946).

– Người nữ cứu thương Trung Hoa (1947).

– Đi hay ở (1955).

– Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc (1988).

– Cuốn sách không tên (xuất bản sau khi mất).

Giải thưởng

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Phong cách sáng tác

– Hồ Dzếnh ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn thơ ca đã trở thành một cái tên đầy ấn tượng và thu hút độc giả. Thơ của ông chủ yếu tập trung vào hai đề tài là quê hương, đất nước và cảm xúc của cá nhân. Những tác phẩm của nhà văn đều mang đậm nét trữ tình, xúc động khi đứng trước cảnh đẹp của quê hương, hay trước những sự kiện của cuộc đời. Giọng thơ mới lạ, đầy tính tự sự, biểu cảm, cũng như sự chân thật đã tạo nên một làn gió mới cho thơ ca Việt Nam thời kì bấy giờ. Khi đọc những tác phẩm của ông, độc giả dường như không có cảm giác rằng tác giả Hồ Dzếnh đang làm thơ mà như ông đang giãi bày câu chuyện, về những nỗi niềm, suy nghĩ sâu xa của chính bản thân từ nơi đáy lòng qua những câu nhẹ bẫng và ý vị mà thành thơ.

Nhận xét, đánh giá

– Nhà văn Kiều Thanh Quế: “Ngòi bút Hồ Dzếnh đã có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn, thì tên tuổi của người Minh Hương ấy – Hồ Dzếnh là người Minh Hương, văn học quốc ngữ không nề hà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn Việt Nam hữu tài.”

– Nhà xuất bản Văn Học 1988: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài.”

– Nhà thơ Hoài Anh: “Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách, tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình… mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lòng.”

– Nhà văn Bùi Giáng: “Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh”