Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng và những nhận định.
1. Tiểu sử
– Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.
– Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
– Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).
– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
2. Tác phẩm chính
– Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Tiêu biểu với hai bài thơ “Tự Tình II” và “Bánh trôi nước”
– Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.
3. Phong cách nghệ thuật
– Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
– Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ
→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
4, Giải thưởng
– Trong hồ sơ đệ trình UNESCO ghi nhận và vinh danh Danh nhân văn hóa Hồ Xuân Hương.
5, Những nhận định và bình luận về Hồ Xuân Hương
– Nhận định về thơ của Hồ Xuân Hương, GS Nguyễn Lộc có viết: Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của một người phụ nữ”.
– Xuân Diệu nhấn mạnh: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ vào hạng có tài nhất trong văn học Việt Nam ta. Thơ Hồ Xuân Hương rất hay. Thơ Hồ Xuân Hương rất sống. Chính cái “rất sống” đó làm cho thơ Hồ Xuân Hương ở mãi trong lòng Nhân dân.”
– PGS-TS Biện Minh Điền (Trường ĐH Vinh) đánh giá Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, mang tầm vóc một thi hào. Tiếng Việt, đặc biệt qua thơ Hồ Xuân Hương là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đa nghĩa, nhiều hàm ý, quá sắc sảo, độc đáo và tài hoa, đầy thách thức đối với các văn nhân đương đại khi chuyển ngữ, dịch thơ bà sang tiếng nước mình.
– Trong tham luận “Hồ Xuân Hương – người đương thời với chúng ta”, nhà thơ Jean Ristat (Pháp) cũng cho rằng, nữ sĩ là người tân tiến và cuộc đấu tranh của bà cũng là của chúng ta.